Tiểu đường là một căn bệnh nguy hiểm và gây nhiều bất tiện đối với cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của người mắc phải nhưng đây lại là căn bệnh không chữa khỏi được, nếu người bệnh không điều trị có thể dẫn đến tử vong. Tiểu đường có hai loại chính đó là tiểu đường type 1 và tiểu đường type 2, trong đó tiểu đường type 2 là chủ yếu chiếm tới gần 90%. Vậy hai dạng tiểu đường này có gì khác biệt? Làm thế nào để phân biệt được người mắc bệnh tiểu đường type 1 và type 2 để có phương pháp điều trị tiểu đường đúng đắn? Hãy theo dõi ngay những thông tin chúng tôi chia sẻ sau đây.

Đặc điểm của tiểu đường type 1

Tiểu đường type 1 có thể xuất hiện ở độ tuổi rất trẻ là thanh thiếu niên, người trưởng thành dưới 30 tuổi, người gầy có số cân nhẹ do di truyền hoặc nhiễm virus từ thời kỳ mang thai với các biểu hiện để nhận biết như đi tiểu tiện nhiều lần, nhanh khát nước uống nhiều nước và đặc biệt là giảm cân một cách nhanh chóng và bất ngờ, cơ thể gầy yếu. Các triệu chứng này thường xuất hiện khá nhanh chóng và rõ ràng nên khi gặp tình trạng ăn uống và đi tiểu tiện nhiều hơn một cách bất thường, gầy đi nhanh chóng thì hãy khám bệnh ngay để kịp thời phát hiện nhé.

Khi mặc tiểu đường type 1, người bệnh sẽ dương tín với nhiễm ceton trong máu và nước tiểu, dương tính với nhiều loại kháng thể như kháng đảo tụy, kháng insulin,... tuy nhiên lại rất ít đi kèm với các bệnh lý như tăng huyết áp và rối loạn chuyển hóa lipid.

Nếu mắc bệnh tiểu đường type 1, người bệnh bắt được phải dùng insulin để điều trị.

Đặc điểm của tiểu đường type 2
Khác với tiểu đường type 1, tiểu đường type 2 xuất hiện chủ yếu ở những người lớn tuổi trên 40 tuổi bởi biểu hiện của bệnh rất chậm khởi phát và có các triệu chứng không rõ ràng thậm chí là không có nên dễ bị nhầm lẫn với các căn bệnh khác. Nguyên nhân mắc tiểu đường type 2 cũng đa dạng, đặc trưng là lớn tuổi, có thể béo phí mà ít hoạt động, tăng huyết áp  hoặc do gia đình có tiền sử tiểu đường type 2 (di truyền), do dân tộc có tỷ lệ mắc bệnh cao,...

Người bệnh tiểu đường type 2 thường không có biểu hiện của việc nhiễm ceton trong máu và nước tiểu, âm tính với các kháng thể đảo tụy, kháng insulin,... với bệnh lý đi kèm điển hình là hội chứng chuyển hóa.

Để điều trị và làm thuyên giảm tình trạng bệnh của bệnh nhân tiểu đường type 2 cần có lối sống và sinh hoạt khoa học, tập luyện và chế độ ăn uống nghiêm ngặt, sử dụng thuốc điều trị theo chỉ định của bác sỹ.

Ngoài ra, để có chẩn đoán chính xác người mắc tiểu đường type 1 hay type 2 bạn cần tới gặp bác sỹ để khám trực tiếp nhé.

XEM THÊM:

Thực phẩm chức năng ala-pro- sản phẩm cho người tiểu đường

Tìm hiểu về bệnh tiểu đường type 2