Chứng ‘cuồng ăn’ ở bệnh nhân tiểu đường là do các vấn đề hormone insulin gây cản trở chuyển glucose thành năng lượng. Điều này khiến cho người người bệnh luôn cảm thấy đói dù đẵn ăn nhiều. Tại bài viết này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu sâu hơn về chứng ‘cuồng ăn’ ở bệnh nhân tiểu đường nhé!

Các triệu chứng của ‘cuồng ăn’

So với cơn đói thông thường, người bị tiểu đường chứng ‘cuồng ăn’ sẽ thường xuyên cảm thấy đói, thèm ăn dữ dội và ăn nhiều dẫn tới tăng cân, khát nước, đi tiểu thường xuyên.

Họ sẽ gặp các vấn đề về tiêu hóa như buồn nôn, tiêu chảy và ợ chu. Tình trạng này không giống chứng ăn vô độ mà do cảm xúc thúc đẩy ngay cả khi không đói. Đối với chứng ‘cuồng ăn’ do bệnh tiểu đường sẽ ăn quá mức khi cảm thấy đói.

Nguyên nhân và ảnh hưởng của chứng ‘cuồng ăn’ ở bệnh tiểu đường

Đối với người bị tiểu đường, chứng ‘cuồng ăn’ có thể do nhiều nguyên nhân như thiếu glucose, cơ thể không sử dụng glucose để tạo năng lượng hoặc cũng có thể do liên quan tới các vấn đề về lượng đường trong máu.

Chứng ‘cuồng ăn’ sẽ tác động tới tình trạng bệnh tiểu đường như:

- Tăng đường huyết và chứng ‘cuồng ăn’ có mối liên hệ mật thiết. Nó tác động tới glucose dẫn tới cho dù bạn có nạp bao nhiều glucose lấy từ thức ăn thì cũng không thể đi vào tế bào như bình thường. Chính vì không có năng lượng khiến cho người bệnh thường xuyên cảm thấy đói. Vì thế mà dẫn tới ăn nhiều, lượng đường trong máu cao và gây ra các vần đề về insulin.
- Hạ đường huyết xảy ra khi bệnh nhân tiểu đường không ăn đủ chất, lượng đường trong máu giảm xuống và do có nhiều insulin trong máu. Tình trạng này sẽ làm không đủ glucose để cung cấp cho tế bào và giảm mức năng lượng gây ra cảm giác đói mặc dù người bệnh đã ăn nhiều.
- Nhiễm toan ceton do tiểu đường là một trong những biến chứng nguy hiểm khi cơ thể không thể sản xuất đủ insulin. Những triệu chứng nhiễm toan ceton ở bệnh nhân tiểu đường sẽ bao gôm nôn mửa, buồn nôn, đi tiểu nhiều, đau bụng, mệt mỏi, hụt hơi, hơi thể có mùi trái cây,… Và chứng ‘cuồng ăn’ là một trong những triệu chứng ban đầu của nhiễm toan ceton do tiểu đường.

Trên đây là những thông tin về chứng ‘cuồng ăn’ ở bệnh nhân tiểu đường. Để kiểm soát tình trạng bệnh, bạn nên thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, thường xuyên tập thể dục và tham khám bác sĩ định kỳ. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan tới tiểu đường, bạn hãy gọi ngay hotline của Alapro nhé!