Đối với bệnh nhân tiểu đường, để kiểm soát lượng đường trong máu và hạn chế nguy cơ biến chứng thì cần có kế hoạch ăn uống lành mạnh. Vậy làm sao để có được chế độ ăn uống lành mạnh? Tại bài viết tuần này, Alapro sẽ chỉ ra 5 cách giúp người bị tiểu đường có chế độ ăn uống lành mạnh.
Chú ý kích cỡ khẩu phần hợp lý
Người bị tiểu đường cần phải xác định khẩu phần và thành phần ăn hợp lý để tránh ăn nhiều, thực phẩm không lành mạnh. Ví dụ, bạn áp dụng phương pháp chiếc đĩa với ¼ của đĩa dành cho carb, 2/4 cho rau không chứa tinh bột, ¼ protein. Khẩu phần carb mỗi bữa ăn của bệnh nhân tiểu đường khoảng 15g.
Chọn thực phẩm thân thiện
Nên ưu tiên chọn những trái cây như táo, quả mọng và cam với mức độ vừa phải. Bênh nhân tiểu đường nên chọn thực phẩm từ ngũ cốc nguyên hạt như lúa mạch, gạo lứt, yến mạch hay bánh mì nguyên cám. Ưu tiên chọn ngũ cốc càng ít chế biến càng tốt. Protein tốt cho bệnh nhân tiểu đường là từ thực vật và chất xơ ở trong các loại họ đậu sẽ giúp làm chậm quá trình hấp thụ carb để ngăn ngừa đường huyết tăng nhanh.
Người bị tiểu đường nên ăn cá 2 -3 lần một tuần. Riêng với thịt, bạn nên chọn thịt heo nạc, thịt gà,thịt bò hoặc loại đã bỏ da. Còn đối với sữa nên chọn uống sữa không béo, ít đường hoặc không đường nhưng giàu protein.
Loại bỏ thực phẩm làm tăng đường huyết
Bữa ăn của bệnh nhân tiểu đường cần cắt giảm hoặc tránh thực phẩm làm tăng đường huyết, tăng cân như đồ ngọt, đồ ăn vặt hay nước ép trái cây. Vì những loại thực phẩm này thường chứa nhiều đường, muối và chất béo bão hòa sẽ làm ảnh hưởng tới lượng đường trong máu. Từ đó làm tình trạng kháng insulin trở nên trầm trọng.
Ưu tiên nấu ăn tại nhà
Người bệnh tiểu đường nên ưu tiên nấu ăn tại nhà sẽ giúp kiểm soát khẩu phẩn và nguyên liệu. Nếu như không có thời gian chuẩn bị bữa ăn, bạn có thể ưu tiên chọn món ăn thân thiện với bệnh tiểu đường nhất có thể.
Chế biến thức ăn tốt
Cách thức chế biến món ăn lợi cho người bị tiểu đường nhất là hấp, luộc và nướng vì sẽ giúp giảm chất béo. Nên chọn dùng dầu ăn tốt cho tim mạch như dầu thực vật, dầu oliu. Tránh chọn những thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh và hạn chế chất béo bão hòa trong sữa nguyên hạt, thịt mỗi ngày dưới 20g. Ưu tiên thực phẩm tươi và nếu có dùng thực phẩm đông lạnh hay đồ đóng hộp thì cần sử dụng loại không có muối.
Hi vọng với những gì mà chúng tôi chia sẻ trên đây đã giúp bệnh nhân tiểu đường có được chế độ ăn uống lành mạnh, kiểm soát tình trạng bệnh.