Tiểu đường thai kỳ là căn bệnh phổ biến ở các mẹ bầu thường xuất hiện trong tuần thứ 24. Vậy bệnh tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không? Dưới đây là 1 số thông tin hữu ích dành cho bạn.

Tiểu đường thai kỳ là căn bệnh nguy hiểm thường để lại những hậu quả nặng nề cho mẹ và bé. Nếu không kịp thời chữa trị, tiểu đường thai kỳ có thể gây ra tình trạng dị tật hoặc tăng tỷ lệ tử vong.

Tiểu đường thai kỳ do đâu?

Nguyên nhân gây đái tháo đường trong thời kỳ mang thai đến nay vẫn chưa thể xác định 1 cách chính xác. Tuy nhiên, theo các chuyên gia sức khỏe, bệnh hình thành có sự liên quan mật thiết đến quá trình bài tiết hormone do nhau thai tiết gây ra tình trạng kháng insulin tăng đường huyết.

Thông thường, tình trạng tiểu đường thai kỳ sẽ xuất hiện ở khoảng tuần thứ 24 đến 28 của thai kỳ. Nếu bệnh xuất hiện trong 3 tháng đầu thì rất dễ gây dị tật thai nhi hoặc ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ của trẻ. Trong một số trường hợp, tiểu đường thai kỳ còn có thể gây to thai và tăng nguy cơ tử vong.

Làm thế nào để biết có mắc tiểu đường thai kỳ hay không?

Trên thực tế, tiểu đường thai kỳ không có bất cứ dấu hiệu nào cụ thể thế nên rất khó phát hiện. Do đó, chuyên gia khuyên bạn nên đi xét nghiệm tiểu đường thai kỳ ngay từ thời kỳ đầu mang thai.

Việc xét nghiệm sớm sẽ giúp bạn biết tình trạng sức khỏe đồng thời điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý từ đó giảm nguy cơ mắc đái tháo đường ở giai đoạn tiếp theo.

Bị đái tháo đường thai kỳ có chữa được không?

Trong trường hợp mắc bệnh, các mẹ bầu cần chú ý tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ. Thông thường, tiểu đường thai kỳ sẽ được chữa theo 1 số phương pháp sau:

-    Điều chỉnh chế độ ăn uống

Với người đang mang thai, chế độ ăn uống rất quan trọng. Chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn nên ăn vừa phải, tránh ăn nhiều dẫn tới tăng cân quá mức. Uống đủ nước, tăng cường bổ sung đạm, chất béo, đường cùng các vitamin ở mức hợp lý.

-    Tập thể dục

Chăm chỉ vận động cũng là phương pháp điều trị căn bệnh này. Mỗi ngày nên dành 20 – 30 phút đi bộ sau bữa ăn như thế sẽ phần nào kiểm soát được đường máu hiệu quả.

-    Kiểm soát đường huyết

Kiểm soát đường huyết bằng insulin ngoại sinh là cách thức chữa trị áp dụng khi việc điều chỉnh chế độ ăn, tập thể dục không đem lại hiệu quả.

Tùy vào tình hình thể trạng của mẹ bầu cũng như mức độ tiểu đường mà các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ tiêm hợp lý. Người bệnh cần tuân thủ theo đúng yêu cầu và liều lượng để tránh tình trạng tụt đường huyết.