Như chúng ta đã biết, chế độ ăn có vai trò đặc biệt quan trọng đối với bệnh nhân bị tiểu đường. Vậy người bị tiểu đường nên ăn gì? Trong bài viết hôm nay, chuyên gia của Alapro sẽ chia sẻ đến bạn một số chế độ ăn đủ dinh dưỡng, tốt cho bệnh nhân mắc tiểu đường type 2.

DASH

DASH là tên gọi của chế độ ăn dành cho người cao huyết áp. Tuy nhiên, cách ăn này có thể cải thiện được độ nhạy cảm của insulin, chính vì thế nhiều bác sĩ đã giới thiệu DASH cho bệnh nhân của mình.
Ưu điểm của DASH là không đòi hỏi người bệnh phải ăn uống quá khắt khe. Bạn hoàn toàn có thể ăn uống thoải mái cùng với gia đình mà không ảnh hưởng đến tình trạng bệnh.

4 tiêu chí để xây dựng công thức ăn DASH:
-    Ngũ cốc nguyên hạt + thịt gia cầm và cá
-    Ăn nhiều rau củ, trái cây và uống sữa ít béo
-    Hạn chế tối đa các loại gia vị và thịt đỏ
-    Không ăn dầu nhiệt đới, ít ăn thịt béo

Thuần chay

Chế độ ăn thuần chay là chế độ chỉ sử dụng các thực phẩm có nguồn gốc 100% thực vật như các chế phẩm từ các loại đỗ, ngũ cốc, trái cây và rau củ.
Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, chế độ ăn thuần chay này không chỉ giúp cải thiện tình trạng bệnh tiểu đường mà còn hỗ trợ ngăn ngừa các biến chứng rất hiệu quả.
Bên cạnh đó, ăn theo kiểu thuần chay còn giúp giảm cân và giảm nạp các cholesterol cùng chất béo có hại vào trong cơ thể, nhờ đó bạn luôn khỏe mạnh.

Ăn kiểu Địa Trung Hải

Đây được đánh giá là chế độ ăn tốt cho tim mạch và tiểu đường. Kiểu ăn Địa Trung Hải tập trung sử dụng các loại ngũ cốc nguyên hạt, rau cùng trái cây, cá… hạn chế ăn thịt đỏ, sữa và đồ ngọt.

Áp dụng chế độ ăn này sẽ giúp lượng đường huyết trong cơ thể của người bệnh luyên ổn định và có xu hướng giảm. Bên cạnh đó, nó còn hỗ trợ giảm sự kháng insulin cũng như thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong cơ thể diễn ra hiệu quả hơn.

LCD

LCD hay còn được biết đến với tên gọi là Low Carb. Chế độ ăn này tập trung vào việc hạn chế nạp carbonhydrate vào cơ thể nhờ đó giảm nguy cơ hình thành biến chứng tiểu đường.
Ở LCD bạn chỉ được nạp khoảng 25 – 40% thực phẩm có chứa carb vào cơ thể. Thay vào đó, tăng cường ăn rau củ, trái cây ít tinh bột và khuyến khích sử dụng các chất béo có nguồn gốc từ thực vật. Người bệnh cũng có thể ăn thịt nhưng dưới dạng nạc và không dùng các sản phẩm có chứa nhiều chất béo.