Đái tháo đường (tiểu đường) là căn bệnh thường gặp ở nhiều lứa tuổi. Việc điều trị bệnh ngoài sử dụng các sản phẩm hỗ trợ thì chế độ dinh dưỡng rất quan trọng.

 Nhiều người sau khi được chuẩn đoán bệnh lập tức cắt giảm mọi thực phẩm nhiều đường với hi vọng sẽ hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả, tuy nhiên đây liệu có phải là phương pháp hợp lý? Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra những sai lầm trong chế độ ăn uống của người tiểu đường không những không làm bệnh tốt hơn mà còn khiến tình trạng tệ thêm.

Không ăn đồ ngọt

Rất nhiều bệnh nhân tiểu đường cho biết, sau khi phát hiện mình mắc bệnh, họ đã lập tức cắt giảm toàn bộ đồ ngọt. Trên thực tế, đúng là các sản phẩm như bánh quy, nước ngọt có thể làm tăng đường huyết tuy nhiên chỉ cần sử dụng với liều lượng hợp lý bạn vẫn kiểm soát được chỉ số đường trong máu.

Đối với một số sản phẩm có vị ngọt nhưng lượng calo bằng 0 vì thế bạn hoàn toàn có thể ăn nhưng chỉ trong 1 khối lượng cho phép nhất định.

Ngược lại, một vài món không hề có vị ngọt như cơm trắng lại cần phải kiểm soát chặt chẽ bởi tinh bột khi nạp vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành glucose rất hại cho bệnh nhân đái tháo đường.

Do đó, không nhất thiết phải cắt giảm toàn bộ đồ ngọt trong khẩu phần ăn hàng ngày.

Mắc tiểu đường vì ăn nhiều đường

Đại đa số người mắc bệnh tiểu đường đều cho rằng, họ mắc bệnh là do ăn quá nhiều đồ ngọt, thực phẩm chứa nhiều đường.

Tuy nhiên, các chuyên gia lại nhận định, bệnh tiểu đường do rất nhiều nguyên nhân gây nên, đôi khi mắc bệnh là vì căng thẳng, hút thuốc, béo phì, thậm chí là do di truyền.

Việc ăn nhiều đồ ăn chứa nhiều đường chỉ là một trong những nguyên nhân gây bệnh, ngoài ra, chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt cũng ảnh hưởng không nhỏ tới nguy cơ mắc bệnh.

Không được ăn hoa quả

Chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu cho biết, người mắc tiểu đường hoàn toàn có thể ăn hoa quả bình thường, tuy nhiên vì trong trái cây có chứa lượng nhỏ đường vì thế không nên ăn quá nhiều.

Đối với bệnh nhân mắc tiểu đường, tuyệt đối không nên uống nước ép hoa quả bởi so với trái cây nguyên quả, nước ép nhiều đường hơn lại bị mất đi 1 lượng chất xơ có lợi cho sức khỏe.

Chỉ ăn thực phẩm không đường

Thay vì ăn thực phẩm không đường, nhiều bệnh nhân chọn các thực phẩm không đường như ngũ cốc, bánh quy không đường…

Tuy nhiên, việc ăn nhiều thực phẩm này là không nên bởi trong chúng vẫn chứa tinh bột – một trong những thành phần có khả năng làm tăng lượng đường trong máu.