Mắc bệnh tiểu đường trong đó có tiểu đường tuýp 2 rất dễ sinh ra biến chứng, để khắc phục tình trạng trên, bạn cần lưu ý một số điều dưới đây.

Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý

Như đã chia sẻ ở các bài viết trước, chế độ ăn uống cho người tiểu đường đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị bệnh tiểu đường. Mỗi một thực phẩm mà bạn tiêu thụ đều ảnh hưởng không nhỏ đến chỉ số đường huyết, vì thế khi mắc bệnh cần đặc biệt lưu tâm.

Chuyên gia khuyến cáo, bạn nên chú trọng việc phân chia các nhóm chất, đa dạng các loại thực phẩm và chú ý cắt giảm 1 cách hợp lý lượng tinh bột nạp vào cơ thể.

Người mắc tiểu đường tuýp 2 cần chú ý, chia nhiều bữa ăn trong ngày để giảm lượng đường mà cơ thể hấp thụ vào cùng một lúc, nên ăn chậm nhai kỹ như thế sẽ không làm chỉ số đường trong máu bị thay đổi đột ngột.

Nghỉ ngơi khoa học

Người mắc tiểu đường cần có thời gian ngủ đủ từ 7 – 8 tiếng mỗi ngày. Nghiên cứu cho thấy, việc ngủ đúng giờ, đủ giấc sẽ giúp việc kiểm soát đường huyết hiệu quả hơn đồng thời giảm cảm giác thèm ăn giúp người bệnh cảm thấy thoải mái và dễ chịu.
Trước khi ngủ, bệnh nhân tuyệt đối không sử dụng các sản phẩm có chứa chất kích thích như rươu, bia, thuốc lá cũng như dùng thiết bị điện tử.

Kiểm tra đường huyết thường xuyên

Một trong những thói quen mà bệnh nhân bị tiểu đường phải lưu tâm chính là kiểm tra đường huyết 1 cách thường xuyên.

Thói quen đo đường huyết sẽ giúp người bệnh tránh được nguy cơ tăng hoặc giảm đường huyết đột ngột. Việc đo thường xuyên cũng là 1 cách để bạn nắm bắt được tình hình sức khỏe từ đó có phương hướng điều chỉnh chế độ ăn uống, nghỉ ngơi sao cho phù hợp.
Nên lựa chọn các thiết bị đo đường huyết đến từ các đơn vị uy tín để cho kết quả chính xác nhất.

Vận động

Tập luyện thể dục thể thao đều đặn là cách giúp kiểm soát đường huyết 1 cách hiệu quả. Có rất nhiều hình thức vận động để bạn lựa chọn như yoga, đi bộ, …

Mặc dù tập luyện thể dục thể thao tốt cho sức khỏe, tuy nhiên bạn cũng nên tập luyện ở mức độ vừa phải, tránh tập quá sức mà gây ra những tổn hại không đáng có cho cơ thể.
Ngoài ra, bạn cũng cần tránh tập luyện ngay sau bữa ăn hoặc khi đã ăn xong quá lâu bởi lúc đó bạn rất dễ bị hạ đường huyết.

Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để có lộ trình tập luyện phù hợp và khoa học nhất.