Trên thực tế, chế độ ăn uống của người bệnh cần phải được kiểm soát chặt chẽ nhưng không đồng nghĩa với việc kiêng khem quá đà khiến tình trạng bệnh trở nên nặng hơn.

Vậy thực hư việc bị tiểu đường phải ăn kiêng là gì? Ăn như thế nào mới khoa học và tốt cho sức khỏe nhất?

Như chúng ta đã biết, tiểu đường là căn bệnh do rối loạn chuyển hóa khiến cho lượng đường trong máu của bạn luôn ở mức cao hơn so với bình thường, vì thế ngoài việc sử dụng các sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh thì chế độ ăn uống cho người tiểu đường đóng một vai trò vô cùng quan trọng.

Tuy nhiên, rất nhiều bệnh nhân vì hiểu sai nên đã kiêng khem 1 cách quá đà dẫn tới tình trạng bệnh ngày càng nghiêm trọng thậm chí xuất hiện các biến chứng nặng nề. Các chuyên gia dinh dưỡng đã chỉ ra 3 lỗi sai cơ bản trong ăn uống mà người bị tiểu đường thường mắc phải. Hãy cùng Ala Pro điểm qua những sai lầm này nhé:

Kiêng khem quá cực đoan

Một số bệnh nhân khi biết mình bị tiểu đường lập tức cắt bỏ hoàn toàn các thực phẩm có chứa đường, tinh bột ra khỏi khẩu phần ăn. Đây là một quan niệm sai lầm và cần phải loại bỏ ngay.

Nguyên nhân là do cơ thể thiếu hụt đường sẽ không thể sinh ra năng lượng, lúc này đường huyết tụt thất thường gây mệt mỏi, uể oải thậm chí là ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của não bộ và các bộ phận khác trong cơ thể.

Ngoài ra, việc cắt giảm các thực phẩm có chứa đường còn khiến bạn dễ rơi vào tình trạng suy dinh dưỡng, gầy nhanh.

Chế biến sai cách

Chọn đúng thực phẩm nhưng lại chế biến sai cách cũng là một trong những sai lầm mà người bị tiểu đường mắc phải. Đối với người bệnh khi chế biến nên chọn cách luộc, hấp, nấu chín thực phẩm ở mức vừa phải là lựa chọn tối ưu nhất.

Tuyệt đối không nên hầm nhừ hoặc chiên xào quá lâu làm giảm giá trị dinh dưỡng của thực phẩm thậm chí còn có thể sản sinh ra độc tố gây hại. Ngoài ra, không nên ăn thức ăn mềm bởi chúng dễ tiêu hóa, quá trình chuyển hóa dinh dưỡng diễn ra nhanh hơn dẫn tới lượng đường được hấp thụ cũng nhanh.

Ăn quá nhiều bữa/ngày

Chuyên gia dinh dưỡng cho hay, việc ăn nhiều bữa trong 1 ngày tuy có thể làm giảm cảm giác đói, nạp ít đường vào cơ thể nhưng lại phản khoa học.

Xét về mặt lâm sàng, việc ăn đúng 3 bữa/ngày sẽ giúp kiểm soát đường tốt hơn. Bạn có thể ăn bữa phụ là hoa quả ít ngọt hoặc sữa không đường. Ngoài ra, nên duy trì thói quen tập thể dục, vận động từ 30 – 45 phút mỗi ngày để có sức khỏe ổn định.