Khi bị tiểu đường, bạn cần phải điều chỉnh lối sống lành mạnh, khoa học để bệnh không trở nặng. Dưới đây là một số mẹo hay dành cho bạn.

Chế độ ăn cho người bị tiểu đường

Cố gắng ăn các bữa ăn chính và đồ ăn nhẹ để giữ lượng đường trong máu của bạn ổn định. Hãy tìm tới các chuyên gia dinh dưỡng có hiểu biết sâu về bệnh tiểu đường để giúp bạn thiết lập một kế hoạch ăn uống.

Một số mẹo cần xem xét khi xây dựng chế độ dinh dưỡng của bạn bao gồm:
- Ăn một chế độ ăn uống cân bằng bao gồm rau, sữa không béo, thịt nạc, protein thực vật, ngũ cốc nguyên hạt, chất béo lành mạnh và trái cây.
- Ăn nhiều bữa nhỏ. Tốt hơn hết là bạn nên ăn thường xuyên hơn với những khẩu phần nhỏ hơn và bố trí các bữa ăn của bạn đồng đều trong ngày để giữ cho mức đường huyết của bạn không tăng đột biến.
- Không bao giờ bỏ bữa.

Tập thể dục một cách an toàn

Tập thể dục giúp giảm lượng đường trong máu của bạn và nó là một phần quan trọng của lối sống cân bằng đối với bất kỳ ai mắc bệnh tiểu đường loại 1.

Tuy nhiên, tập thể dục cũng có thể khó khăn đối với những người bị bệnh do lượng insulin của bạn cần được điều chỉnh theo mức độ tập thể dục của bạn.

Cố gắng tập thể dục ít nhất 150 phút mỗi tuần. Không tập thể dục quá 2 ngày liên tục. Tập thể dục nhịp điệu rất tốt cho những người mắc bệnh tiểu đường loại 1, cũng như rèn luyện sức bền và tăng sức đề kháng.

Lưu ý, vì lượng đường trong máu có thể tăng đột biến hoặc thậm chí giảm trong và sau khi tập thể dục, khi các tế bào của cơ thể bạn bắt đầu sử dụng insulin hoặc di chuyển glucose hiệu quả hơn. Nên các chuyên gia khuyến nghị những người mắc bệnh tiểu đường chỉ tập thể dục nhẹ nhàng để có sức khỏe tốt nhất.

Bệnh tiểu đường loại 1 là tình trạng cơ thể không thể xử lý glucose do thiếu insulin. Nguyên nhân có thể là do quá trình tự miễn dịch, có ảnh hưởng bởi di truyền và các yếu tố môi trường.

Cũng giống như các dạng khác của bệnh tiểu đường, bạn thường có thể kiểm soát nó bằng insulin, thuốc và một chế độ ăn uống cân bằng và thói quen tập thể dục.

Điều quan trọng là phải tham khảo ý kiến bác sĩ và theo dõi lượng đường thường xuyên cũng như nhận thức được các biến chứng tiềm ẩn và các triệu chứng của chúng từ đó có ý thức bảo vệ sức khỏe của chính mình.