Ngô chứa rất nhiều tinh bột và đường, vậy người bị tiểu đường có ăn ngô được hay không? Phải lưu ý những gì khi ăn để không hại sức khỏe?

Chế độ ăn uống của người bị tiểu đường rất khắt khe vì thế không phải loại thực phẩm nào cũng có thể sử dụng trong đó có ngô. Hãy cùng đọc bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về điều này nhé!

Bị bệnh tiểu đường có ăn ngô được không?

Ngô là loại rau củ có chứa rất nhiều tinh bột và chỉ số đường huyết cao do đó nó được xếp vào nhóm thực phẩm không khuyến khích ăn đối với những bệnh nhân mắc tiểu đường.
Nếu người bệnh cố tình ăn ngô mà không tham khảo ý kiến của bác sĩ thì tỷ lệ đường huyết tăng vọt là rất cao, thậm chí dễ làm bệnh nặng hơn đồng thời gây ra các biến chứng nguy hiểm.

Trong 1 số trường hợp, người bệnh tiểu đường vẫn có thể ăn ngô tuy nhiên cần tuân theo hướng dẫn nghiêm ngặt từ phía chuyên gia để tránh gây hại.

Một số công dụng của ngô với người bị tiểu đường

Ngô rất giàu các chất dinh dưỡng đặc biệt là vitamin A, B, chất xơ cùng nhiều loại khoáng chất thiết yếu rất tốt cho sức khỏe của con người. Đặc biệt, với 1 số trường hợp bệnh nhân bị tiểu đường, ăn ngô còn bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ biến chứng ở mắt như đục thủy tinh thể hay thoái hóa điểm vàng…

Bên cạnh đó, ngô cũng được các chuyên gia xếp vào danh sách những loại ngũ cốc nguyên hạt vì thế nếu ăn đều và đúng cách sẽ giúp tăng cảm giác no từ đó hỗ trợ bạn rất tốt trong việc kiểm soát cân nặng – điều mà bệnh nhân đái tháo đường, béo phì cần hết sức thận trọng.

Hướng dẫn ăn ngô đúng cách, không hại sức khỏe với người bị tiểu đường

Theo các chuyên gia, dù chế độ ăn uống có khắt khe nhưng người bị tiểu đường cần đảm bảo chế độ ăn phải có đủ các chất dinh dưỡng để đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho 1 ngày làm việc hiệu quả. Ngô cũng được xem là thực phẩm cung cấp hàm lượng lớn các chất dinh dưỡng vì thế bạn hoàn toàn có thể cân nhắc đưa nó vào danh sách thực đơn.

Hiệp hội tiểu đường Hoa Kỳ khuyến cáo, mỗi ngày bạn chỉ nên tiêu thụ khoảng ½ chén ngô luộc. Điều này đồng nghĩa với việc bạn dung nạp 15g carbohydrate. Lúc này, hãy cắt giảm các thực phẩm giàu carbohydrate khác ra khỏi bữa ăn, không nên ăn ngô quá thường xuyên.

Ngoài ra, bạn cũng cần uống nhiều nước và ăn ngô kèm với rau xanh, các loại trái cây cùng sữa ít béo để bổ sung đủ năng lượng.