Bệnh tiểu đường là do lượng đường trong máu cao hơn so với bình thường. Nếu như không được kiểm soát hiệu quả sẽ gây nên một số triệu chứng như nhanh đói, mờ mắt, tiểu nhiều, thường xuyên khát nước và ngứa bàn chân. Để tìm hiểu vì sao ngứa bàn chân lại là tín hiệu cảnh báo bệnh tiểu đường, bạn hãy tham khảo ngay thông tin bài viết dưới đây.

Tại sao tiểu đường lại gây ngứa bàn chân?

Lượng đường trong máu cao sẽ gây tổn thương thần kinh và làm cho lưu lượng máu dẫn tới bàn chân bị giảm đi. Từ đó gây ra triệu chứng ngứa. Nếu như lượng đường trong máu cao kéo dài còn khiến cho các sơi dây thần kinh ở bàn chân bị tổn thương nghiêm trọng và có các triệu chứng như tê, khoong có khả năng cảm thấy đau, ngứa hay nóng rát. Việc đường huyết cao kéo dài còn làm ảnh hưởng tới quá trình lưu thông máu ở chân và bàn chân. Người ta gọi đó là bệnh động mạch ngoại vi. Bệnh này sẽ gây khô da, làm bong tróc, nứt nẻ da.

Các vấn đề về da khác ở bệnh tiểu đường

Những người bị tiểu đường thường hay bị ngứa da hơn so với người bình thường. Các cơn ngứa diễn ra dai dẳng gây khó chịu và thậm chí nếu gãi mạnh để đỡ ngứa còn dễ dẫn tới xước da, nhiễm trùng. Bên cạnh đó, bệnh nhân tiểu đường còn có thể mắc một số bệnh lý về da như hoạt tử da dạng mỡ, phồng rộp, nhiễm nấm, da nổi hạt cứng, mụn nước, ụ hạt vòng,…

Cách đối phó tình trạng ngứa da khi bị tiểu đường

Để khắc phục tình trạng ngứa da do bệnh tiểu đường thì điều đầu tiên bạn cần làm đó là xác định thể trạng bệnh. Vì ngứa da có thể là dấu hiệu của những căn bệnh thông thường. Nếu như ngứa da kéo dài bạn nên tới cơ sở y tế để chuẩn đoán bệnh.

Nếu được xác định mắc tiểu đường thì cách giải quyết ngứa da sẽ như sau:

- Người bệnh cần kiểm soát đường huyết cẩn thận và không để đường huyết tăng quá cao
- Tránh tắm nước quá nóng để không làm mất độ ẩm trên da. Đồng thời sử dụng kem dưỡng da sau khi tắm. Lưu ý, không nên bôi kem dưỡng da ở giữa các ngón chân để tránh làm các loại nấm có hại sinh sôi.
- Sử dụng loại kem dưỡng không gây kích ứng
- Thực hiện chế độ dinh dưỡng cân bằng, lối sống khoa học
- Tuần thủ nghiêm ngặt phác độ điều trị và thăm khám thường xuyên để tránh những biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường.

Hi vọng qua bài viết này, các bạn sẽ có thêm thông tin trong điều trị bệnh tiểu đường. Mọi thắc mắc và cần tư vấn xin gọi về Alapro theo số hotline 1800 5454 28 - 097 257 86 07 - 0988 222 661