Tiểu đường 1.5 là bệnh thường gặp ở người lớn. Việc chẩn đoán bệnh rất quan trọng, nó quyết định tới hiệu quả điều trị bệnh.

Cách chẩn đoán bệnh tiểu đường loại 1.5

Nghiên cứu cho thấy, hầu hết những người mắc loại bệnh tiểu đường này đều trên 40 tuổi và một số có thể phát triển tình trạng bệnh ngay cả ở độ tuổi 70 hoặc 80. Quá trình chẩn đoán LADA có thể mất một khoảng thời gian. Nhiều người dễ nhầm lẫn bệnh này với tiểu đường loại 2 vì nó diễn tiến âm thầm và không có dấu hiệu cụ thể.

Những người mắc bệnh tiểu đường loại 1.5 có một số điểm chung:
-    Họ không béo phì.
-    Tại thời điểm chẩn đoán, họ trên 30 tuổi.
-    Họ không thể kiểm soát bệnh dù đã uống thuốc hoặc thay đổi lối sống và chế độ ăn uống.

Các xét nghiệm để chẩn đoán bệnh tiểu đường bao gồm:
-    Xét nghiệm đường huyết lúc đói, bạn cần nhịn ăn trước 8 giờ.
-    Lấy máu sau khi bạn nhịn ăn trong tám giờ, hai giờ sau khi uống đồ uống có hàm lượng glucose cao
-    Xét nghiệm đường huyết tương ngẫu nhiên, được thực hiện trên cơ sở lấy máu để kiểm tra lượng đường trong máu của bạn.

Điều trị bệnh tiểu đường loại 1.5

Bệnh tiểu đường loại 1,5 là do cơ thể bạn không sản xuất đủ insulin. Bệnh diễn tiến bệnh chậm nên khó phát hiện, bạn có thể thuốc uống điều trị bệnh tiểu đường loại 2 để cải thiện tình trạng bệnh.

Theo nghiên cứu, những người mắc bệnh tiểu đường loại 1.5 cũng có thể có kết quả dương tính với ít nhất một trong những loại kháng thể có trong người mắc bệnh tiểu đường loại 1. Khi lượng insulin sản sinh chậm lại, cơ thể sẽ cần insulin. Lúc này, những người bị LADA thường cần bổ sung insulin liên tục trong vòng 5 năm. Do đó, điều trị bằng insulin là phương pháp ưu tiên hàng đầu cho bệnh tiểu đường loại 1.5.

Có nhiều loại insulin và phác đồ điều trị insulin khác nhau. Liều lượng insulin bạn cần có thể thay đổi hàng ngày, vì vậy bạn cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ. Ngoài ra, việc theo dõi lượng đường huyết thông qua kiểm tra đường huyết thường xuyên là điều cần thiết.

Tuổi thọ của những người mắc bệnh LADA cũng giống như những người mắc các loại bệnh tiểu đường khác. Lượng đường trong máu cao trong một thời gian dài có thể dẫn đến các biến chứng tiểu đường, chẳng hạn như bệnh thận , các vấn đề tim mạch, bệnh mắt và bệnh thần kinh, thậm chí là đe dọa tới tính mạng của bạn.

Với hàng loạt các phương pháp điều trị bệnh tiểu đường được cải thiện mới đây, các bác sĩ đã đưa ra kết luận rằng, nếu bạn kiểm soát tốt lượng đường trong máu, thì việc kéo dài tuổi thọ khi mắc bệnh tiểu đường là hoàn toàn có thể.

Rất nhiều chuyên gia tin rằng, nếu bệnh nhân được điều trị bằng insulin ngay từ đầu khi chẩn đoán thì chức năng tế bào beta sẽ được duy trì nhờ thế mà tình trạng sức khỏe sẽ luôn ổn định.