Người bị tiểu đường có khả năng gặp phải hiện tượng hạ đường huyết thường xuyên. Thậm chí với tình huống nặng như tình trạng co giật, hôn mê phải đi cấp cứu. Do đó, người bệnh cần nhận biết thời điểm dễ bị hạ đường huyết nhất. Tại bài viết này, Alapro sẽ cung cấp thông tin chi tiết về việc hạ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường để có biện pháp phòng tránh.

Khi nào người bệnh dễ bị hạ đường huyết nhất?

Sau khi ăn, glucose sẽ hấp thụ vào máu và di chuyển tới các tế bào cơ thể. Lúc này hormone insulin được tạo ra từ tuyến tụy sẽ giúp các tế bào hấp thụ glucose trong máu. Tiếp đó, các tế bào dùng glucose để cung cấp năng lượng.

Nếu như các tế bào không nhận được glucose sẽ làm cơ thể không thực hiện các chức năng bình thường. Với người bệnh đang dùng thuốc insulin sẽ làm lượng glucose trong máu giảm trong thời gian ngắn và gây ra vấn đề. Và trong đó là hiện tượng hạ đường huyết. Ngoài ra, hạ đường huyết cũng là do bạn bỏ bữa, ăn ít hoặc ăn muộn hơn nhưng vẫn uống thuốc như bình thường. Hoặc do hoạt động thể chất quá mức cũng dẫn tới hiện tượng kể trên.

Những triệu chứng của hạ đường huyết có thể xảy ra đột ngột như mệt mỏi, đổ mồ hôi, da nhợt nhạt, tim đập loạn nhịp, khó ngủ, đau đầu, mất ý thức, hôn mê, co giật,…

Cách nhận biết hạ đường huyết và phòng ngừa

Nếu như người bệnh nghi ngờ lượng đường trong máu thấp phải kiểm tra ngay lập tức. Hoặc thường xuyên gặp phải tình trạng lượng đường trong máu thấp như vài lần một tuần thì cần thăm khám bác sẽ để tìm ra nguyên nhân.

Có nhiều cách để phòng ngừa hiện tượng bị hạ đường huyết phải kể tới như:

- Kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên
- Ăn nhẹ trước bữa chính hoặc mang theo đồ ăn nhẹ giàu carbohydrate để phòng trong trường hợp lượng đường trong máu giảm khi đi ra ngoài.
- Tập thể dục sẽ làm tiêu hao năng lượng và khiến lượng đường trong máu giảm xuống nhanh. Vì thế, bạn cần kiểm tra lượng đường trong máu từ 1 – 2 giờ trước khi tập thể dục để đảm bảo lượng đường trong máu ở mức bình thường. Lưu ý, tránh tập thể dục cường độ cao ngay trước khi đi ngủ vì nó có thể khiến lượng đường trong máu giảm tới 24 giờ sau đó.
- Người bị tiểu đường nên tuân thủ theo kế hoạch ăn uống và dùng thuốc đúng giờ để kiểm soát lượng đường trong máu để hạn chế gặp phải tình huống trên.

Hi vọng bài viết trên đây của chúng tôi đã giúp bạn có cái nhìn tổng quan nhất về hiện tượng hạ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường. Liên hệ hotline của chúng tôi nếu có bất kỳ thắc mắc nào nhé!