Là thực phẩm quen thuộc và được nhiều người yêu thích song một số đối tượng lại cần phải hạn chế ăn trứng. Vậy người bị tiểu đường có được ăn trứng không? Đâu là cách ăn trứng đúng dành cho bệnh tiểu đường? Sau đây hãy cùng Alapro tìm hiểu vấn đề này nhé!

Bệnh tiểu đường có ăn được trứng không?

Theo Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ, người bị tiểu đường có thể ăn trứng. Bởi loại thưc phẩm này chứa rất ít carbs cho nên sẽ không làm tăng đường huyết sau khi ăn. Bên cạnh đó, trứng cũng ít calo giúp kiểm soát lượng calo nạp vào cơ thể thấp và giảm tình trạng đề kháng insulin. Nhưng trứng lại là thực phẩm có hàm lượng cholesterol ở mức khá cao. Vì thế, nhiều người e ngại liệu loại thực phẩm này có thể sự phù hợp với bệnh nhân tiểu đường. Song theo nhiều chuyên gia, hàm lượng cholesterol mà người bệnh tiểu đường có thể bổ sung là 200mg/ ngày trong khi đó, lòng đỏ trứng chỉ chứa  186 mg cholesterol. Vì thế, nó vẫn nằm trong mức cholesterol người bệnh được phép bổ sung.

Những lợi ích của trứng với người bệnh tiểu đường

Việc bổ sung vào bữa ăn hàng ngày sẽ mang lại những lợi ích sau dành cho người bị tiểu đường như:

-    Giảm nguy cơ đột quỵ
-    Ngăn ngừa biến chứng tiểu đường trên mắt và thần kinh. Ngoài ra, thành phần choline và vitamin D có trong trứng cũng được cho đem lại tác dụng cải thiện trí nhớ và tăng cường sức khỏe não bộ, thần kinh.
-    Giúp cảm thấy no lâu và giảm cảm giác thèm ăn từ đó kiểm soát cân nặng của người bệnh ở mức hợp lý.

Cách ăn trứng đúng cho bệnh tiểu đường

Trứng tuy đem lại nhiều lợi ích sức khỏe cho người bị tiểu đường nhưng cần phải bổ sung đúng và liều lượng hợp lý. Liều lượng ăn trứng tốt nhất cho người bị tiểu đường được khuyến cáo là 3 tuần/lần và mỗi lần ăn 1 quả/ngày. Thời điểm tốt nhất để ăn trứng đó là vào bữa sáng. Lúc này nó sẽ đòi hỏi một lượng lớn chất dinh dưỡng để phục vụ nhu cầu sử dụng năng lượng cho cơ thể trong một ngày.

Để ăn trứng tốt nhất cho người bệnh tiểu đường cần lưu ý một số điều sau:

-    Nên ăn trứng luộc, hạn chế ăn mặn và ăn nhiều dầu mỡ vì sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, bệnh thận.
-    Hàm lượng cholesterol gần như hoàn toàn nằm trong lòng đỏ trứng. Vì thế, bạn có thể bỏ lòng đỏ và ăn lòng trắng trứng nếu cảm thấy e ngại về cholesterol. Tuy nhiên, người bệnh vẫn ăn được lòng đỏ trứng vì hàm lượng cholesterol trong 1 quả trứng ở mức cho phép.
-    Nên kết hợp trứng với rau xanh, trái cây, bánh mì nguyên cám. Không nên ăn cùng thực phẩm nhiều chất béo chuyển hóa như như xúc xích, phô mai, thịt xông khói,…
-    Ưu tiên ăn trứng gà vì giàu omega-3 hơn rất có lợi trong việc giảm phản ứng viêm, cải thiện sức khỏe tim mạch cũng như ngăn ngừa biến chứng tiểu đường ở tim mạch.

Hi vọng bài viết trên đây đã giải đáp chi tiết tới người bệnh tiểu đường trong việc bổ sung thực phẩm hàng ngày.