Bệnh tiểu đường loại 1,5, còn được gọi là bệnh tiểu đường tự miễn tiềm ẩn ở người lớn (LADA), bệnh này mang đầy đủ các đặc điểm của cả bệnh tiểu đường loại 1 và loại 2 .

Tiểu đường 1.5 là gì?

Tiểu đường 1.5 có diễn tiến giống như bệnh tiểu đường loại 2. Đây  là một bệnh tự miễn dịch và không thể chữa khỏi ngay cả khi thay đổi chế độ ăn uống và lối sống.

Theo các chuyên gia sức khỏe, khi bạn mắc LADA, các tế bào beta sẽ ngừng hoạt động nhanh hơn nhiều so với bệnh tiểu đường loại 2.
Người mắc LADA thường bị chuẩn đoán nhầm là tiểu đường loại 2. Nếu bạn đang có cân nặng hợp lý, lối sống khoa học mà lượng đường trong máu vẫn cao thì rất có thể bạn đang mắc tiểu đường 1.5.

Các triệu chứng bệnh tiểu đường 1.5

Các triệu chứng ban đầu của bệnh tiểu đường loại 1.5 khá mơ hồ. Bao gồm:

  • Thường xuyên cảm thấy khát
  • Buồn đi tiểu thường xuyên ngay cả vào ban đêm
  • Cân nặng giảm không rõ nguyên nhân
  • Mắt mờ, ngứa râm ran

Bệnh LADA nếu không được điều trị kịp thời dễ  dẫn đến nhiễm toan ceton do tiểu đường, đây là tình trạng cơ thể không thể chuyển hóa đường do không có insulin và bắt đầu đốt cháy chất béo thay thế. Điều này tạo ra xeton, là chất độc hại cho cơ thể.

Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường loại 1.5

Trước tiên, bệnh tiểu đường loại 1 được coi là một tình trạng tự miễn dịch vì nó là kết quả của việc cơ thể bạn phá hủy các tế bào beta tuyến tụy. Những tế bào này giúp cơ thể bạn tạo ra insulin, hormone cho phép bạn lưu trữ glucose (đường) trong cơ thể.

Nếu những người mắc bệnh tiểu đường loại 1 cần phải tiêm insulin vào cơ thể để có thể sống khỏe. Bệnh tiểu đường loại 2 chủ yếu là do cơ thể của bạn kháng insulin. Nguyên nhân thường xuất phát từ yếu tố di truyền và môi trường, chẳng hạn như chế độ ăn nhiều carbohydrate, ít vận động và béo phì. Bệnh tiểu đường loại 2 có thể được kiểm soát bằng các biện pháp cải thiện lối sống và thuốc uống , nhưng nhiều người cũng có thể cần insulin để kiểm soát lượng đường trong máu. Thì đối với tiểu đường loại 1.5 nguyên nhân xuất phát từ việc tuyến tụy bị tổn thương do các kháng thể chống lại các tế bào sản xuất insulin hoặc do di truyền. Khi tuyến tụy bị tổn thương, cơ thể sẽ phá hủy các tế bào beta của tuyến tụy, giống như với tiểu đường loại 1. Nếu người mắc bệnh tiểu đường loại 1.5 cũng bị thừa cân hoặc béo phì, thì rất dễ rơi vào  tình trạng kháng insulin.

Trên đây là một số thông tin giúp bạn hiểu hơn về nguyên nhân và triệu chứng của bệnh tiểu đường 1.5. Tham khảo thêm các kiến thức về bệnh tại Alapro nhé.