Người bị tiểu đường hoàn toàn có thể ăn được bánh mì nhưng không có nghĩa là tất cả loại bánh mì. Nếu chọn không đúng loại bánh mì thì có thể không làm tăng đường huyết của người bị bệnh tiểu đường.

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chỉ ra 5 loại bánh mì không làm tăng đường huyết mà người tiểu đường nên bổ sung.

Bánh mì ngũ cốc nguyên hạt

Là loại bánh mì được làm từ các loại hạt ngũ cốc chưa trải qua quá trình tinh chế. Nhờ đó mà vẫn chứa ít tinh bột và giữ được hàm lượng lớn chất xơ. Vì thế, sau khi ăn sẽ không làm tăng đường huyết đột ngột và luôn ở mức cho phép.

Theo các chuyên gia phân tích, bánh mì ngũ cốc nguyên hạt chứa nhiều chất xơ, ít chất béo và không có cholesterol cho nên rất phù hợp với người tiểu đường. Ngoài ra, loại bánh mì này còn cung cấp khoáng chất và vitamin thiết yếu cho cơ thể như Magie, Kali, vitamin A, vitamin B, vitamin E,…

Bánh mì đen

Bánh mì đen là loại bánh mì tiếp theo mà Alapro khuyến cáo người bị tiểu đường nên ăn thay vì bánh mì trắng. Loại bánh mì này được làm từ lúa mạch đen cho nên rất giàu chất xơ, hàm lượng calo thấp và ít tinh bột.

Hơn nữa, trong bánh mì còn có chứa hoạt chất acid ferulic và acid caffeic với tác dụng làm chậm quá trình phân giải đường. Nhờ vậy mà lượng đường trong máu được kiểm soát tốt hơn. Ngoài ra, bánh mì đen còn chứa lượng lớn chất xơ hòa tan có tác dụng làm chậm tốc độ tiêu hóa và hạn chế tăng đường huyết sau ăn. Vì thế, khi thêm bánh mì đen vào chế độ ăn hàng ngày sẽ tốt cho sức khỏe người bị tiểu đường.

Bánh mì hạt lanh, hạt chia

Trong hạt chia và hạt lanh đều rất giàu chất xơ cho nên sẽ giảm cảm giác thèm ăn, tạo cảm giác no lâu va cải thiện tiêu hóa. Vì thế, bánh mì hạt lạnh hạt chia sẽ hạn chế đối nguy cơ béo phì và kiểm soát tốt đường huyết ở người bị tiểu đường.  
Đặc biệt, hai loại hạt này đều chứa hàm lượng lớn acid béo omega-3 có tác dụng giúp tăng độ nhạy với insulin và ngăn ngừa các biến chứng tim mạch.

Bánh mì yến mạch

Bánh mì yến mạch cũng được xếp vào loại thực phẩm tốt cho người bị tiểu đường. Vì yến mạch chứa hàm lượng lớn chất xơ hoàn tan beta-glucan. Bởi vì thế mà nó làm chậm quá trình hấp thụ Carbohydrat, đồng thời tăng cường tác dụng giảm đường huyết của insulin và giảm cảm giác thèm ăn ở người bị tiểu đường. Ngoài ra, bánh mì yến mạch còn giúp tăng cường sức khỏe tim mạch và hạn chế biến chứng.

Bánh mì Ezekiel (bánh mỳ nảy mầm)

Bánh mì Ezekiel được làm từ ngũ cốc nguyên hạt đang nảy mầm và chưa qua tinh chế. Theo một nghiên cứu vào năm 2012, loại bánh mì này giúp làm giảm phản ứng đường huyết nên rất có lợi cho người bị tiểu đường.

Trên đây là 5 loại bánh mì không làm tăng đường huyết mà người bị tiểu đường nên ăn. Đừng quên truy cập trang chúng tôi thường xuyên để đón đọc thêm nhiều thông tin bổ ích khác nữa nhé.