Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng. Nó không chỉ giúp cơ quan trong cơ thể được nghỉ ngơi đầy đủ mà còn giúp tạo nền tảng cho sức khỏe để ngày hôm sau chúng ta hoàn thành công việc suôn sẻ. Nếu chất lượng giấc ngủ kém, bị rối loạn thời gian ngủ sẽ dẫn tới nhiều hệ lụy. Trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ chỉ ra 4 kiểu ngủ làm đường huyết tăng vọt mà nhiều người không hề hay biết.
Ngủ quá lâu
Ngủ quá lâu sẽ khiến lượng đườnh trong máu dao động liên tục trong ngày. Theo nghiên cứu, 4 giờ tới 9 giờ sáng là giai đoạn đường huyết dễ tăng cao. Nếu như bạn ngủ quá lâu và không có thời gian để ăn sáng sẽ dễ dẫn tới biến đổi đường huyết trong ngày. Cộng thêm việc nhịn ăn cho tới bữa trưa cũng gây ra đột biến lượng đường trong máu lớn và điều này làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường type 2.
Một người khỏe mạnh thông thường thì insulin có thể xử lý sự đột biến bằng cách cho các tế bào cơ, gan và mỡ hấp thụ glucose từ máu để đường trong máu ổn định. Những nếu bạn bị kháng insulin thì thói quen ngủ quá lâu sẽ đẩy nhanh sự xuất hiện của bệnh tiểu đường.
Thời gian ngủ quá ngắn
Việc ngủ với thời gian quá ngắn hay quá dài đều không có lợi trong kiểm soát đường huyết cũng như sức khỏe. Theo một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nếu như thời gian ngủ kéo dài dưới 6 tiếng sẽ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tới 20% so với người ngủ đủ giấc. Lý do là bởi khi bị mất ngủ hay thức khuya thì cơ thể chúng ta sẽ phản ứng lại căng thẳng và nội tiết tố sẽ phản ứng nhanh chóng làm thần kinh giao cảm ở vùng dưới đồi trong trạng thái hưng phấn. Từ đó dẫn tới cơ mạch thúc đẩy tăng huyết áp lên và tiết ra catecholamine với số lượng lớn gây ức chế insulin. Vì thế mà làm ảnh hưởng tới sự chuyển hóa của đường trong máu và gây ra hiện tượng tượng đường huyết tăng.
Bật đèn khi ngủ
Nếu như bạn thường xuyên bật đèn khi ngủ sẽ dễ dẫn tới sự hiện của bệnh tiểu đường type 2. Vì ngủ trong điều kiện ánh sáng lâu sẽ làm mức độ kháng insulin tăng cao là do việc tiết melatonin bất thường. Chính vì lẽ đó, bạn nên tắt đèn khi ngủ để tránh ánh sáng làm ảnh hưởng tới giấc ngủ cũng như huyết áp nhé.
Ngủ trưa quá lâu
Nhiều người có thói quen ngủ trưa nhưng nếu ngủ quá 1 giờ đồng hồ sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn tới 45%. Bởi vì thế, bạn nên hạn chế giấc ngủ trưa dài và thay vào đó chỉ từ 15 – 30 phút và không ngủ sau 2 giờ chiều để không làm ảnh hưởng tới sức khỏe, công việc lẫn thời gian ngủ ban đêm.
Trên đây là 4 kiểu ngủ dễ làm tăng đường huyết. Mong rằng bài viết trên đây của chúng tôi đã cung cấp những kiến thức bổ ích cho các bạn!