Tùy vào tình trạng sức khỏe của người bệnh mà chế độ ăn uống sẽ có sự thay đổi, với người mắc tiểu đường type 2 cũng vậy. Dưới đây là hướng dẫn cách chọn các thực phẩm dành cho bệnh nhân mắc đái tháo đường type 2.

Nhóm chất bột đường

Theo các chuyên gia, người mắc tiểu đường type 2 nên nạp khoảng 275 – 300g chất bột đường mỗi ngày. Tùy vào tình trạng của mỗi người mà con số này có thể tăng hoặc giảm.

Nhóm chất bột đường có nhiều trong các loại thực phẩm như bánh kẹo, cơm, hoa quả ngọt, các loại nước trái cây. Để có thể bổ sung đủ lượng bột đường mà không gây hại cho sức khỏe, bác sĩ khuyên bạn nên lựa chọn thực phẩm chuyển hóa đường chậm như gạo lứt, các loại trái cây giàu chất xơ cũng giúp đường hấp thu vào máu chậm hơn.

 

Nhóm thực phẩm giàu chất đạm

Đạm là chất dinh dưỡng không thể thiếu trong cơ thể con người. Mỗi ngày, cơ thể người bị đái tháo đường phải bổ sung từ 13 – 20% tổng năng lượng nạp vào hàng ngày.

Bác sĩ khuyên bạn nên chọn những thực phẩm chứa loại đạm dễ hấp thu và hạn chế lượng chất béo bão hòa, điều này sẽ giúp giảm nguy cơ mắc các biến chứng sau này.

Gợi ý nhóm thực phẩm giàu đạm mà bạn nên tham khảo như cá, đậu, trứng, sữa, thịt gia cầm… Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Nhóm thực phẩm giàu chất béo

Một số người kiêng 100% chất béo khi phát hiện mắc tiểu đường type 2 tuy nhiên đây vẫn được xem là nhóm chất có lợi cho sức khỏe của người bệnh. Để đảm bảo không gây hại, bạn chỉ nên nạp khoảng 20 – 25% chất béo trên tổng số năng lượng hàng ngày nạp vào vơ thể.

Nên chọn các sản phẩm chứa chất béo không bão hòa. Một vài thực phẩm mà bạn có thể sử dụng như dầu hạt (ô liu, hướng dương…), cá béo (cá hồi, cá ngừ), hạt hạnh nhân, óc chó, bơ…

Hạn chế ăn các loại đồ ăn nhanh, món chế biến từ thịt đỏ, mỡ động vật…

Rau và các loại trái cây

So với thực phẩm nhiều đường bột, nhóm thịt giàu dinh dưỡng thì rau và trái cây được xem là thực phẩm có lợi nhất cho bệnh nhân tiểu đường type 2. Nhóm thức ăn này cung cấp vitamin C cùng chất xơ và nhiều dưỡng chất thiết yếu khác giúp cơ thể khỏe mạnh, cải thiện chỉ số đường huyết và giảm nguy cơ bị biến chứng.

Bạn nên bổ sung nhiều rau xanh, trái cây ít đường vào thực đơn hàng ngày. Hạn chế ăn các loại trái cây nhiều đường như xoài, mít, nho… và nên ăn sau bữa chính.