Tuổi thọ của hồng cầu là khoảng 4 tháng. Hồng cầu đi vòng quanh cơ thể, kết hợp với đường glucose trong mạch máu. Nếu đường glucose dư thừa do đường huyết cao thì sự kết hợp trên cũng gia tăng, chỉ số HbA1c cũng cao lên. Vì vậy, nếu đo chỉ số HbA1c trong xét nghiệm máu sẽ biết được chỉ số đường huyết trung bình trong 1~2 tháng trước đó, nhờ đó có thể nắm bắt được tình trạng đường huyết chính xác hơn chỉ số đường huyết.
Chỉ số đường huyết được thể hiện bằng đơn vị mg/dl nhưng chỉ số HbA1c lại là %. Chỉ số HbA1c của người khỏe mạnh là khoảng từ 4,6~6,2% (giá trị NGSP).
Sự ra đời của việc đo chỉ số HbA1c mang đến 1 lợi ích lớn. Thông thường, phương pháp OGTT được sử dụng trong chẩn đoán bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, do xét nghiệm này cần lấy máu 5 lần trong vòng 3 giờ, lại bị đau nên trở thành trở ngại lớn. Hơn nữa, tuy lấy máu xét nghiệm sức khỏe là 1 tiêu chuẩn được đưa ra (đo chỉ số đường huyết khi bụng đói) nhưng vẫn không toàn diện. Trái lại, việc đo chỉ số HbA1c gần như không bị đau (chỉ như bị muỗi cắn), chỉ với 1 lần lấy máu với 1 lượng nhỏ là sau vài phút có thể biết được chỉ số đường huyết trung bình trong 1~2 tháng trước đó. Như vậy là có thể kiểm tra được bệnh tiểu đường 1 cách rất đơn giản.