Nhiễm toan ceton là một trong những biến chứng nguy hiểm rất dễ gặp ở người bị đái tháo đường. Nếu không phát hiện và xử lý kịp thời biến chứng này có thể khiến tính mạng của người bệnh bị đe dọa. Để hiểu rõ hơn về biến chứng này, hãy cũng Ala Pro tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé.

Nhiễm toan ceton là gì?

Nhiễm toan ceton là biến chứng xảy ra khi lượng axit trong máu được sản xuất quá nhiều. Biến chứng này xuất hiện khi cơ thể không sản xuất đủ insulin để chuyển hóa glucose thành năng lượng.

Dấu hiệu nhận biết bệnh nhân đã nhiễm toan ceton

Để biết bệnh nhân tiểu đường có bị nhiễm toan ceton hay không, bạn có thể dựa vào những dấu hiệu cơ bản dưới đây:

-    Luôn cảm thấy khát nước dù vừa uống xong
-    Mệt mỏi, khó chịu
-    Bụng đau
-    Thở nông
-    Đi tiểu nhiều
-    Chỉ số đường huyết tăng
Khi thấy cơ thể xuất hiện 1 vài dấu hiệu trên tuyệt đối không nên chủ quan. Hãy lập tức đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và có phương án điều trị kịp thời.
Một số dấu hiệu cho thấy đã nhiễm toan ceton nặng cần gọi cấp cứu:
-    Nôn mửa liên tục, không thể ăn uống bình thường
-    Chỉ số đường trong máu tăng vọt
-    Hơi thở có mùi trái cây
-    …

Nguyên nhân phổ biến gây nhiễm toan ceton

Biến chứng này xuất hiện là do một số nguyên nhân:

-    Cơ thể tiết ra hormone như adrenaline tác động xấu đến hoạt động của insulin
-    Người bị bệnh tim
-    Người nghiện rượu hoặc ma túy
-    Thường xuyên sử dụng các loại thuốc lợi tiểu hoặc corticoid
-    …
Nhiễm toan ceton thường gặp ở người mắc tiểu đường tuýp 1 hoặc tuýp 2. Biến chứng này cũng có thể gặp ở mọi đối tượng. Để giảm nguy cơ mắc nhiễm toan ceton, bạn cần tiến hành loại bỏ các nguy cơ gây bệnh bằng cách tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ.
Hiện nay, nhiễm toan được xác định bằng các phương pháp như: Xét nghiệm máu, điện giải đồ, điện tâm đồ, chụp X-quang…

Nhiễm toan ceton có thể điều trị không?

Bị nhiễm toan ceton ở người đái tháo đường có thể điều trị bằng các phương pháp sau:
-    Nên có chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế sử dụng đồ ngọt, tinh bột, chất béo xấu…
-    Tập thể dục nhẹ nhàng mỗi ngày. Nên dành tối thiểu 30 phút để tập luyện.
-    Kiểm soát tốt liều lượng insulin sử dụng.
-    Chế độ sinh hoạt lành mạnh, ngủ đủ giấc, tránh quá căng thẳng, mệt mỏi.

Trên đây là một số thông tin cơ bản về nhiễm toan ceton ở người bị đái tháo đường mà ai cũng nên biết.