Câu hỏi “bệnh tiểu đường nên ăn gì” gần đây chúng tôi nhận được rất nhiều từ các hòm thư đóng góp và xin tư vấn từ khắp mọi nơi trên đất nước. Đây là nỗi băn khoăn không nhỏ của hầu hết bệnh nhân mắc bệnh này. Vậy câu trả lời chính xác nhất là gì? Cùng chúng tôi tham khảo và trả lời nhé!
Tiểu đường là căn bệnh liên quan đến chuyển hóa cacbohydrat do insulin của tuyến tụy bị thiếu hụt. Bệnh này là nguyên nhân chính gây ra các bệnh về tim, suy thận, mạch vành, tai biến mạch máu não,..


Những bệnh này hết sức nguy hiểm đến tính mạng con người. Khi mắc vào rồi thì rất khó chữa trị hoặc sẽ tốn chi phí vô cùng lớn.
Vì thế, ngoài chế độ ăn uống khoa học hàng ngày, bệnh nhân còn phải kết hợp giữa các bài tập thể dục đều đặn và thuốc uống hỗ trợ tốt nhất.
Câu hỏi bệnh tiểu đường nên ăn gì, uống gì luôn là mối lo lắng của rất nhiều người.

 

 

Dưới đây là những đồ ăn được khuyến khích cho người tiểu đường:


Rau xanh và trái cây: đây là nguồn chất xa, vitamin dồi dào lại có hàm lượng chống oxy hóa và phytochemical cao. Những chất trong rau xanh có công dụng thúc đẩy hệ miễn dịch cơ thể hoạt động tốt nhất. Một số loại rau lý tưởng cho người tiểu đường: mù tạt xanh, cải xoăn, bông cải xanh, rau bina… Các loại trái cây ít đường như: cam, táo, quýt, bưởi,.. cung cấp nhiều vitamin và tốt nhất cho bệnh nhân đái tháo đường.


Bệnh tiểu đường nên ăn gì với trong các loại thịt? Thịt nạc là loại chứa nhiều acid linoleic tổng hợp có khả năng chuyển hóa lượng đường trong máu và chống ung thư rất tốt.
Chất béo tốt: Bơ, hồng đào, hạnh nhân, óc chó, đậu phộng, oliu giúp ích cho việc giảm cholesterol trong máu. Những loại thực phẩm này nên được thay thế bằng chất béo có nguồn gốc từ động vật.


Cá: Là nguồn chất béo và đạm thay thế thịt rât tốt. Cá hồi, cá ngừ, cá mòi,.. rất giài acid béo omega-3 tốt cho bệnh tim mạch và người bệnh tiểu đường.
Tóm lại bệnh nhân tiểu đường cần có chế độ ăn hợp lý luôn đảm bảo nguyên tắc tránh tăng đường huyết, giảm liều thuốc cần sử dụng, ngăn chặn và làm chậm quá trình biến chứng, kéo dài tuổi thọ.
Mỗi ngày bệnh nhân nên chia đồ ăn thành nhiều bữa nhỏ để không làm tăng đường huyết. Ăn uống đúng giờ, đúng điều độ để cơ thể không quá đói hay quá no. Cơ cấu và khối lượng  bữa ăn không nên thay đổi quá nhanh. 
Hơn hết bệnh nhân nên thường xuyên tập thể dục thể thao hàng ngày. Điều này để luyện tập cho cơ thể dẻo dai, chống bệnh tốt hơn.