Tiểu đường là căn bệnh nguy hiểm thường gặp ở nhiều đối tượng. Bệnh không gây tử vong ngay nhưng có thể sản sinh ra các biến chứng và nếu không điều trị kịp thời sẽ rất có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh.

Trong bài viết này, hãy cũng nhau tìm hiểu một số phương pháp hỗ trợ giúp phòng ngừa biến chứng ở bệnh nhân mắc tiểu đường.

Đo và theo dõi chỉ số đường huyết

Một trong những nguyên tắc mà người bị bệnh tiểu đường buộc phải ghi nhớ là thường xuyên đo, theo dõi chỉ số đường huyết đúng với khuyến cáo, hướng dẫn của bác sĩ. Việc kiểm soát tốt lượng đường trong máu sẽ giúp giảm thiểu tối đa nguy cơ biến chứng tiểu đường. Nồng độ trong máu tăng cao có thể gây ra biến chứng như đau thắt ngực, bệnh thần kinh, bệnh tim mạch…

Kiểm soát tốt huyết áp

Tưởng chừng không liên quan nhưng kiểm soát huyết áp là một trong những việc nhất định phải tuân thủ nghiêm ngặt trong quá trình điều trị bệnh tiểu đường.

Theo các chuyên gia, bệnh nhân mắc tiểu đường cần phải duy trì huyết áp ở mức 130/80. Việc để huyết áp tăng cao có thể gây tổn thương cho thận và làm suy giảm chức năng của bộ phận này.

Để làm tốt việc duy trì huyết áp ổn định, bác sĩ khuyên bạn nên ăn nhạt, giảm lượng muối nạp vào cơ thể đồng thời sử dụng các sản phẩm hỗ trợ theo chỉ dẫn của bác sĩ (nếu cần).

Nồng độ cholesterol xấu

Việc ăn uống nhiều đồ chiên rán, chất béo có thể khiến bạn nạp vào cơ thể 1 lượng cholesterol xấu không hề nhỏ. Khi chất này tích tụ trong cơ thể ở 1 thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch nhất là người đang bị tiểu đường. Do đó, cần duy trì nồng độ cholesterol ở mức 150mg/dl đối với cả nam và nữ.

Chăm sóc đôi chân

Việc cần làm nhất với người bệnh tiểu đường chính là chăm sóc tốt cho đôi chân. Người bệnh nên kiểm tra chân mỗi ngày, nếu thấy có dấu hiệu sưng hoặc thay đổi màu sắc cần phải đi khám ngay.

Chuyên gia khuyên bạn nên thực hiện một số lưu ý sau:
-    Giữ gìn vệ sinh đôi chân, rửa sạch sẽ và lau khô đặc biệt là các ngón chân.
-    Khi thấy chân mất cảm giác, móng chân cứng cần gặp ngay chuyên gia để có phương án khắc phục.
-    Tránh đi giày cao gót, nên đi tất vừa chân.
-    Giảm cân nếu trọng lượng cơ thể của bạn quá lớn.
-    Tập thể dục đều đặn, không uống rượu bia…

Kiểm tra sức khỏe định kỳ

Dù bệnh nhân tiểu đường hay người thường thì việc thăm khám định kỳ là vô cùng cần thiết. Nên đi khám tối thiểu 2 lần/năm. Với người bị tiểu đường thì tần suất đi khám dày hơn để nhanh chóng phát hiện, điều trị bệnh tiểu đường như thế có thể giảm tối đa nguy cơ biến chứng.