Gạo lứt có chứa nhiều dinh dưỡng nhờ chỉ xay bỏ đi lớp trấu và còn giữ nguyên lớp cám. Nhiều người bị tiểu đường thắc mắc rằng có nên ăn loại gạo này không? Nếu có thì ăn như thế nào là hợp lý?

Tại bài viết ngày hôm nay, Alapro sẽ giải đáp cũng như hướng dẫn các bạn các thông tin liên quan tới việc người tiểu đường có nên gạo lứt không nhé.

Gạo lứt liệu có an toàn cho người bị tiểu đường?

Có một điều khẳng định rằng việc người bị tiểu đường ăn gạo lứt là vô cùng an toàn. Bởi chỉ số GI của gạo lứt là 68, trong khi gạo trắng lại có chỉ số GI thuộc nhóm cao là 73. Vì thế, việc ăn gạo lứt sẽ  vô cùng an toàn cho người tiểu đường hơn là với gạo trắng.

Ngoài ra, gạo lứt còn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng nhờ chỉ bỏ đi phần vỏ cứng bên ngoài. Do đó, gạo lứt có chứa nhiều chất xơ và magie mà hai chất này lại giúp cơ thể kiểm soát đường huyết. Bên cạnh đó, chất xơ trong gạo lứt còn rất có lợi cho hệ tiêu hóa, tạo cảm giác no và giúp người bị tiểu đường duy trì cân nặng hợp lý để tránh những biến chứng.

Hiện tại có 2 loại gạo lứt được ăn phổ biến là gạo lứt đen và gạo lứt đỏ. Nếu như gạo lứt đỏ có chứa nhiều chất xơ, vitamin A, B,… rất phù hợp cho người bị tiểu đường, người ăn chay. Còn gạo lứt đn lại giàu chất xơ, ít đường và có nhiều hợp chất thực vật giúp ngăn ngừa bệnh tim, đẩy lùi ung thư.

Người tiểu đường nên ăn bao nhiêu gạo lứt là hợp lý?

Quả thực gạo lứt là thực phẩm rất tốt cho sức khỏe người bị tiểu đường nhưng nó lại chứa hàm lượng carbs cao. Vì thế, người bị tiểu đường khi bổ sung gạo lứt phải đo lượng vừa phải. Ví dụ như, khẩu phần ăn mỗi bữa của bạn là 30g carbs, thì chỉ nên sử dụng ½ chén cơm gạo lứt (khoảng 100g) với 26g carb. Khi sử dụng gạo lứt cho bữa ăn hàng ngày thì người bị tiểu đường phải kết hợp với các loại thực phẩm chứa hàm lượng carb thấp như rau, ức gà…

Người bị tiểu đường cần lưu ý khi ăn gạo lứt?

Đối với người bị tiểu đường khi ăn gạo lứt cần chú ý những điểm sau:

-    Ăn cùng các thực phẳm lành mạnh khác như chất béo lành mạnh, protein nạc để kiểm soát lượng đường trong máu.
-    Ăn chậm và nhai kỹ để dễ tiêu hóa, tốt cho sức khỏe.
-   Sau mỗi bữa ăn cần phải đo lại đường huyết để biết được lượng gạo lứt ăn có đảm bảo đúng tiêu chuẩn cũng như lượng đường huyết có ở mức kiểm soát hay không. Việc này cũng giúp bạn định lượng và có chế độ ăn phù hợp.
-    Gạo lứt chỉ nên sử dụng khi đã nở bao trong 4 – 5 tháng. Vì nếu để quá lâu, gạo lứt sẽ bị ẩm mốc và suy giảm dinh dưỡng, có thể gây hại cho sức khỏe.

Hi vọng sau bài viết này người bị tiểu đường sẽ có cái nhìn tổng quát nhất về việc có nên ăn gạo lứt hay không.