Khoai tây thuộc nhóm thực phẩm chứa nhiều carbs và tinh bột cho nên người bệnh tiểu đường thường thắc mắc liệu có thể bổ sung loại thực phẩm hay không. Nếu có thì ăn như thế nào là an toàn nhất. Để có câu trả lời chính xác hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây nhé.

Người bị tiểu đường chỉ nên ăn lượng khoai tây bao nhiều trong một ngày?

Người bị tiểu đường chỉ nên bổ sung từ 100 – 150g carb mỗi ngày. Trong khi đó, một củ khoai tây nhỏ 170g sẽ chứa khoảng 30g carbs và còn củ khoai tây lớn 369g chứa tới 65g carbs. Đây làm hàm lượng carbs cao trong một bữa ăn cho người tiểu đường. Vì thế, người bệnh cần hạn chế lượng khoai tây cũng như lựa chọn cách chế biến phù hợp để kiểm soát bệnh.

Cụ thể, người bệnh tiểu đường ăn khoai tây với lượng như sau:

-    Số lượng khoai tây người bị tiểu đường có tình trạng bệnh vừa phải được sử dụng mỗi ngày chỉ khoảng từ 3 – 5 củ nhỏ hoặc củ lớn là 2 – 3 củ
-    Còn với người bệnh cần kiểm soát lường đường huyết mức cao không được ăn khoai tây cơ lớn mà chỉ dùng mỗi ngày 1 củ nhỏ.
-    Cần tính toán kỹ lượng carbs khi sử dụng. Đồng thời, bổ sung thêm các loại thực phẩm khác như rau xanh, protein và trái cây trong thực đơn.

Những phương pháp chế biến khoai tây an toàn cho người tiểu đường

Để đảm bảo an toàn khi bổ sung khoai tây trong thực đơn hàng ngày thì người bị tiểu đường cần có biện pháp chế biến phù hợp. Sau đây là những phương pháp chế biến khoai tây an toàn cho người bệnh tiểu đường:

- Không chế biến khoai tây trong thời gian dài vì nấu quá kỹ sẽ lam thay đổi cấu trúc của tinh bột và làm tăng chỉ số đường huyết GI. Tốt nhất nên dùng khoai tây để làm salad hoặc chế biến khoai tây nguyên vỏ nhằm tăng hàm lượng chất xơ.
- Không nên sử dụng khoai tây chiên vì sẽ chứa nhiều carbs gấp 2-3 lần so với dạng luộc hoặc nướng. Hơn nữa, khoai tây chiên có chứa nhiều chất béo không lành mạnh sẽ làm tăng huyết áp và giảm cholesterol tốt dẫn tới ảnh hưởng xuất tới bệnh tiểu đường cũng như làm gia tăng biến chứng.
- Không ăn khoai tây đã héo hoặc mọc mầm hay có dấu hiệu ngả màu xanh vì sẽ hàm lượng glycoalkaloid sẽ cao. Nếu có thể tiêu thụ lượng glycoalkaloid sẽ dẫn tới các hiện tượng như nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng.

Hi vọng qua bài viết trên đây các bạn sẽ lựa chọn được phương pháp bổ sung khoai tây an toàn với tình trạng bệnh tiểu đường.