Bún là thực phẩm được làm từ gạo. Cho nên người bị tiểu đường đang phải thực hiện chế độ ăn hạn chế tinh bột sẽ không khỏi thắc mắc liệu có được ăn bún hay không. Nếu bổ sung loại thực phẩm này thì cần lưu ý những gì? Trong bài viết này, Alapro sẽ đưa ra một số lưu ý về việc người bị tiểu đường ăn bún.

Người bị tiểu đường có ăn được bún không?

Bún là nhóm thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp. Vì thế, người bị tiểu đường hoàn toàn có thể ăn được bún. Nhưng do hàm lượng carbohydrate tinh chế trong bún tương đối cao và gần như không có chất. Ngoài ra, trong quá trình sản xuất bún có thể dùng thêm một số chất phụ gia và nếu sử dụng lâu dài sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe.

Người bị tiểu đường cần lưu ý những gì khi ăn bún?

Việc ăn bún đúng cách sẽ không chỉ giúp kiểm soát tốt đường huyết và bổ sung các dưỡng chất, cung cấp năng lượng. Do đó, để ăn bún an toàn người bị tiểu đường cần lưu ý một số vấn đề sau:

-    Không nên ăn quá nhiều bún, chỉ nên ăn khoảng 3 – 4 lần/tuần. Với tần suất ăn này sẽ giúp người bị tiểu đường đa dạng thực phẩm trong chế độ ăn vừa kiểm soát đường huyết tốt.
-    Tránh ăn bún kèm với thịt đỏ, thịt lợn nhiều mỡ vì chứa nhiều chất béo bão hòa và khi ăn dễ làm tăng đột biến lượng đường trong máu sau ăn.
-    Do trong bún gần như không có chất xơ cho nên sẽ làm tăng sự hấp thụ đường glucose và khiến lượng đường máu tăng sau ăn. Vì thế, nên ăn kèm với rau để làm chậm quá trình tiêu hóa thức ăn và làm chậm quá trình tăng glucose máu. Nhờ đó, lượng đường máu sau ăn sẽ giữ được ở mức ổn định. Ngoài ra, các chất xơ còn làm tăng cảm giác no và giúp người bệnh hạn chế được lượng bún.
-    Hạn chế ăn bún cùng nước hầm xương vì sẽ sản sinh ra nhiều chất béo không lành mạnh như chất béo chuyển hóa. Thay vì dùng cùng nước hầm người bị tiểu đường có thể ăn bún cùng với với hải sản, cá, rau củ…
-    Kiểm tra đường huyết thường xuyên ít nhất 3 lần vào các thời điểm là lúc đói, sau khi ăn và đi ngủ.
-    Nên dùng bún gạo lứt vì chỉ số đường huyết của loại bún này thấp hơn so với bún làm từ gạo trắng.

Trên đây là những điều người tiểu đường cần lưu ý khi ăn bún. Hi vọng bài viết đã cung cấp thêm kiến thức cho bạn trong quá trình xây dựng và thực hiện chế độ ăn cho người bệnh tiểu đường.