Không ít người bệnh sau khi phát hiện mình bị tiểu đường đã lập tức cắt ngọt. Điều này là không cần thiết bởi nếu bệnh tình không quá nghiêm trọng thì bạn vẫn cần duy trì nạp vào cơ thể một lượng đường nhất định để tránh gặp phải các căn bệnh nguy hiểm.

Như chúng ta đã biết, tiểu đường là căn bệnh do sự rối loạn chuyển hóa glucose trong cơ thể mà thành. Ngoài điều trị bằng thuốc thì việc cân đối chế độ ăn uống là vô cùng cần thiết. Nếu người bệnh không kiêng khem thì rất dễ khiến bệnh tình chuyển biến nặng và gây ra những biến chứng có thể lấy đi tính mạng.

Theo các chuyên gia, người bị tiểu đường nên ăn đầy đủ các loại thực phẩm. Tuy nhiên, số lượng đồ ăn và cách phân bổ thế nào lại cần tính toán thật kỹ lưỡng. Bởi sẽ có nhóm thực phẩm được ăn thoải mái nhưng cũng có nhóm không.

Người bệnh cần bổ sung đầy đủ chất bột đường, đạm, chất béo cùng các loại vitamin để đảm bảo sức khỏe. Lời khuyên của chuyên gia, bạn nên:
-    Thứ nhất, hãy chia nhỏ các bữa ăn trong ngày và ưu tiên những loại thực phẩm ít đường.
-    Thứ hai, nên chú ý tới thứ tự đồ ăn nạp vào cơ thể. Có một cách rất hay mà người bị tiểu đường có thể tham khảo là ăn rau và canh rồi sau đó mới tới cơm. Các bữa phụ cũng cần tính toán và chọn lựa loại thực phẩm tốt cho sức khỏe nhất. Nên ưu tiên những thực phẩm có nguồn gốc tự nhiên.
-    Thứ ba, cách chế biến hợp lý. Nên hạn chế các món chiên rán nhiều dầu mỡ. Thay vào đó, hãy ưu tiên đồ luộc, hấp như thế sẽ tốt hơn cho sức khỏe.
-    Thứ tư, không tự ý bỏ liệu trình điều trị, uống thuốc bừa bãi mà không theo chỉ dẫn của bác sĩ.
-    Thứ năm, hạn chế ăn bánh, kẹo, đồ ngọt hoặc trái cây nhiều đường như mít, sầu riêng…

Ngoài ra, người bệnh cũng nên hạn chế các loại thực phẩm giàu chất béo chuyển hóa và chất béo không bão hòa. Thường các chất này có nhiều trong bơ thực vật, đồ ăn đông lạnh, bánh quy…

Chế độ ăn uống đóng vai trò quyết định tới sức khỏe của bệnh nhân bị tiểu đường. Do đó, bạn cần chú ý xây dựng thực đơn đồ ăn uống sao cho khoa học, hợp lý nhất. Nên thăm khám định kỳ để kịp thời phát hiện những dấu hiệu bất thường và có phương pháp xử lý trước khi bệnh trở nặng hơn. Cần tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Một số người khi thấy chỉ số đường hạ thấp mà lầm tưởng đã khỏi bệnh, từ đó lơ là chế độ ăn uống. Đây là một trong những sai lầm cần phải bỏ ngay nhé.