Cân nặng là một trong những mối bận tâm của người tiểu đường. Đối với những người bị tiểu đường type 2 muốn giảm cân thì cần chú ý những gì? Bài viết hôm nay của Ala Pro sẽ chia sẻ đến bạn những thông tin hữu ích.

Vì sao người mắc tiểu đường type 2 nên giảm cân?

Không phải ngẫu nhiên mà các bác sĩ khuyên bệnh nhân tiểu đường cần giữ cân nặng ở mức ổn định. Thực tế cho thấy, khi cân nặng giảm thì chỉ số đường huyết cũng theo đó mà giảm theo. Nguyên nhân là do cân nặng ảnh hưởng trực tiếp đến đường trong máu, mỡ máu cũng như huyết áp.

Ngoài ra, người tiểu đường duy trì cân nặng ổn định sẽ giúp ngủ ngon và giữ cho tâm trạng tốt hơn.

Tiểu đường type 2 muốn giảm cân cần chú ý điều gì?

Tùy vào thể trạng của người bệnh mà “công thức” giảm cân sẽ là khác nhau. Chế độ ăn uống cần phải dựa vào mức độ đường huyết thực tế, cân nặng cũng như huyết áp của người bệnh.

Theo các chuyên gia, bệnh nhân tiểu đường type 2 nên áp dụng một số chế độ giảm cân khoa học sau:
-    Chế độ giảm cân Địa Trung Hải.
-    Giảm lượng carbohydrate nạp vào cơ thể.
-    Chế độ ăn siêu ít calo.

Chú ý, cần cân đối thực phẩm để đảm bảo dinh dưỡng dù là thực hiện theo chế độ ép cân nào đi chăng nữa. Tuyệt đối không cắt giảm quá nhiều calo bởi nó sẽ khiến sức khỏe của bạn rơi vào trạng thái báo động. Khi cơ thể thiếu ca lo dễ gây hạ đường huyết đột ngột. Bên cạnh đó còn gây suy dinh dưỡng rất hại cho sức khỏe.

Thay vì giảm cân tiêu cực, hãy ưu tiên sử dụng các loại ngũ cốc, trái cây và rau củ. Quan trọng nhất là bạn phải ăn uống đúng giờ như thế mới đảm bảo đường huyết luôn ở ngưỡng an toàn.

Mỗi bữa người bị tiểu đường type 2 nên ăn gì?

Để có được một chế độ ăn uống cho người tiểu đường hợp lý, Ala Pro sẽ chia sẻ một vài gợi ý cho thực đơn người tiểu đường type 2 ép cân đơn giản, khoa học.

Bữa sáng
-    Ngũ cốc + sữa tươi không đường.
-    Bánh mì đen + dầu ô liu.
-    Trứng luộc + bơ.
-    Trái cây + sữa chua.
Bữa trưa
-    Ức gà + salad.
-    Salad + ngũ cốc.
-    Cá hồi + salad.
-    Trái cây ít đường.
Bữa tối
-    Thịt gà nướng + khoai tây + rau xanh.
-    Thịt bò + cơm gạo lứt.
-    Bánh mì + salad.
-    Cá hồi + Pasta.
-    Gà nấu cà ri + cơm gạo lứt.

Mỗi một loại thực phẩm cần được cân đo đong đếm sao cho đủ calo nạp vào cơ thể mà không khiến đường huyết tăng.