Liệu có phải ăn nhiều đường sẽ bị mặc bệnh tiểu đường? Đây là điều thắc mắc của rất nhiều người và việc ăn nhiều đường cũng có liên quan tới căn bệnh này nhưng đó không phải là tất cả. Tại bài viết này, Alapro sẽ đưa lời giải thích chi tiết việc liệu ăn nhiều đường có bị tiểu đường hay không.

Liệu ăn nhiều đường có bị bệnh tiểu đường không?

Không phải ai ăn nhiều đường là sẽ bị tiểu đường. Nhưng người ăn nhiều đường sẽ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 cao hơn bình thường. Bởi việc tăng đường huyết lại còn phụ thuộc vào khả năng tiết insulin của cơ thể.

Bệnh tiểu đường được chia thành 2 loại chính là tiểu đường type 1 và tiểu đường type 2. Nếu như tiểu đường type 1 là do hệ thống miễn dịch của chính cơ thể phá hủy nhầm các tế bào sản xuất insulin dẫn tới không tự sản xuất insulin và làm tăng glucose máu. Cho nên dù ăn nhiều đường cũng không gây ra tiểu đường type 1. Nhưng với tiểu đường type 2 thì người ăn đồ ngọt nhiều sẽ dễ bị tăng cân và có nguy cơ mắc tiểu đường cao hơn so với người bình thường. Nhưng điều đó không có nghĩa là cứ ăn đường hay đồ ngọt thì sẽ mắc tiểu đường type 2. Mà nó sẽ liên quan tới khả năng sản sinh insulin hoặc do bản thân hormone này kháng insulin. Vì thế, ăn nhiều đường và chế độ ăn không hợp lý chỉ là nguyên nhân gián tiếp gây ra tiểu đường type 2 mà thôi.

Ăn đường như thế nào để hạn chế bệnh tiểu đường?

Theo WHO khuyến cáo, trẻ em và người lớn nên giảm lượng đường tiêu thụ hàng ngày xuống dưới 10% tổng năng lượng nạp vào cơ thể. Hoặc giảm xuống dưới 5% mỗi ngày sẽ mang lại lợi ích cho sức khỏe. Bên cạnh đó, bạn cần lưu ý một vài điểm sau để tránh mắc tiểu đường như:

-    Không nên ăn đồ chế biến sẵn vì chúng thường chứa đường cùng các chất béo bão hòa dẫn tới béo phì và tăng cholesterol máu làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường, bệnh tim mạch và tăng lipid máu.
-    Hạn chế ăn các thực phẩm, đồ uống chứa hàm lượng đường cao. Thay vào đó, bạn nên dùng chất làm ngọt thay cho đường như đường dừa, đường chà là, rỉ đường, mật ong,…
-    Nên giảm lượng đường trong chế biến món ăn
-    Ưu tiên tăng cường bổ sung các loại rau củ quả như bông cải, cà chua, măng tây, bắp cải, đu đủ, bưởi,…
-    Hạn chế ăn cơm, bún , miến, mì, phởm,… vì chứng chứa  đường đơn và khi chuyển hóa sẽ nhanh chóng tạo năng lượng dẫn tới  tăng đường huyết.
-    Nên bổ sung các thực phẩm chứa các loại carbohydrate hỗn hợp.

Hi vọng qua bài viết này các bạn sẽ có cái nhìn khách quan về mối liên hệ giữa việc ăn nhiều đường và tiểu đường. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào hãy gọi ngay hotline của chúng tôi nhé!