Thông thường, người bị tiểu đường sẽ rất khó lành các vết thương trên da. Nếu không có phương pháp chăm sóc và điều trị phù hợp sẽ gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm mà không phải ai cũng biết. Vậy chăm sóc vết thương cho người bị tiểu đường như thế nào, cần lưu ý những gì? Cùng Ala Pro tìm hiểu ngay sau đây nhé.

Tại sao người bị tiểu đường lại khó lành vết thương?

Trên thực tế, các vết thương ngoài da của người bị tiểu đường sẽ rất khó lành. Nếu không chăm sóc cẩn thận rất dễ nhiễm trùng, thậm chí có thể gây ra hoại tử.

Nguyên nhân của tình trạng này là do đường huyết tăng khiến cho hệ miễn dịch bị suy giảm, người bệnh bị rối loạn cảm giác…

Một điều quan trọng là người tiểu đường cũng thường khó phát hiện các vết thương do cảm giác đau bị rối loạn. Đôi khi phát hiện muộn bệnh đã ở trạng thái nặng, tổn thương sâu…Rất nhiều trường hợp vì không chăm sóc đúng cách nên dù chỉ 1 vết đứt tay nhỏ cũng gây hoại tử dẫn tới phải cắt bỏ chi…

Các loại vết thương ở bệnh nhân bị đái tháo đường

Có rất nhiều cách phân loại vết thương như dựa vào độ tổn thương, giai đoạn tiến triển của vết thương.

Ở bài viết này, Ala Pro đề cập đến cách phân loại dựa vào mức độ tổn thương trên da. Theo cách này, người ta phân vết thương thành:

-    Độ 0: Đây là trường hợp các vết thương ở dạng thường, chỉ nông trên bề mặt và chưa xuất hiện tình trạng sưng loét.
-    Độ 1: Thường các vết thương bị xếp vào độ này đã bắt đầu bị loét nông. Tuy nhiên, độ loét vẫn chưa lan vào sâu bên trong.
-    Độ 2: Vết loét đã lan sâu vào bao khớp hoặc dây chằng sẽ được xếp vào hạng này.
-    Độ 3: Đây là cấp độ nguy hiểm nhất. Thường người bị loét độ 3 vết thương đã bị viêm loét sâu vào xương khớp.

Một số lưu ý khi chăm sóc vết thương cho người bệnh

Khi người bệnh đái tháo đường bị thương, quá trình chăm sóc cần lưu ý:

-    Thường xuyên theo dõi tốc độ lành lại của vết thường. Khi thấy có tình trạng mưng mủ hoặc nhiễm trùng cần đi khám ngay.
-    Không tự ý sử dụng bất cứ loại thuốc nào bởi nó có thể khiến cho tình trạng bệnh nặng hơn. Tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công gây lở loét.
-    Luôn vệ sinh vết thương sạch sẽ. Giữ cho bề mặt vết thương luôn khô, tránh tác động mạnh lên bề mặt vết thương.
-    Duy trì chế độ ăn uống khoa học, đảm bảo sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. Bên cạnh đó, có thể sử dụng thêm các sản phẩm bổ trợ khác có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.