Làm thế nào để tự test tiểu đường ở nhà mà không cần đến bệnh viện? Có rất nhiều cách để kiểm tra xem bạn có mắc tiểu đường hay không ngay tại nhà. Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Thông thường, để biết mình có mắc tiểu đường hay không bạn cần đến các trung tâm y tế lớn như bệnh viện, phòng khám. Thế nhưng trong thời điểm bất khả kháng như dịch covid-19 hiện nay việc đến các địa điểm tụ tập đông người không được khuyến khích. Lúc này bạn hoàn toàn có thể tự kiểm tra xem mình có mắc bệnh hay không rồi mới quyết định đến gặp bác sĩ.

Cách thử tiểu đường tại nhà như sau:

Dùng máy đo đường huyết

Máy đo đường huyết là công cụ test tiểu đường nhanh chóng và hiệu quả nhất để bạn kiểm tra tại nhà. Bạn nên tiến hành kiểm tra ngẫu nhiên các thời điểm trong ngày để cho kết quả chính xác nhất. Thông thường, nếu chỉ số đường huyết của bạn vượt quá 200mg/dL thì nguy cơ mắc tiểu đường là rất cao.

Trình tự kiểm tra như sau:
-    Rửa sạch tay với bông gòn có thấm cồn hoặc sử dụng xà phòng.
-    Lắp kim lấy máu vào ống bút theo đúng hướng dẫn sau đó đặt que thử vào máy.
-    Tiếp đến, bạn bóp nhẹ đầu ngón tay để bắt đầu lấy máu.
-    Kiểm tra kết quả trên que thử.

Xét nghiệm HbA1C

Cũng giống như dùng máy đo đường huyết, để tự kiểm tra tiểu đường tại nhà bằng phương pháp HbA1C này đòi hỏi bạn phải có máy đo. Sản phẩm này có bán sẵn ở các hiệu thuốc vì thế bạn rất dễ dàng mua được.

Quy trình thực hiện xét nghiệm HbA1C cũng tương tự như làm với máy đo đường huyết. Các bước kiểm tra rất đơn giản, bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn của nhà sản xuất là được.
Đối với phương pháp xét nghiệm HbA1C này, nếu chỉ số trên máy hiện từ 6.5% trở lên thì có nghĩa tỷ lệ bạn bị tiểu đường là rất cao.

Cách kiểm tra tiểu đường tại nhà áp dụng cho những đối tượng nào?

Kiểm tra tiểu đường tại nhà thích hợp với những người có yếu tố nguy cơ mắc bệnh như: Gia đình có tiền sử mắc bệnh hoặc phụ nữ trong thời kỳ mang thai, người ăn nhiều tinh bột cũng như đồ ngọt…

Các chuyên gia khuyến cáo nên kiểm tra ngay nếu có một vài biểu hiện như: Khát nước, cơ thể mệt mỏi, ăn nhiều vẫn đói, khả năng nhìn bị suy giảm, thường xuyên buồn tiểu…

Nhìn chung, phương pháp này thích hợp với người chớm bị tiểu đường hoặc tiểu đường loại 1. Đối với tiểu đường loại 2 thì dấu hiệu bệnh không rõ ràng nên rất khó phát hiện.