Đái tháo đường là một căn bệnh có rất nhiều người Việt Nam gặp phải, tùy mức độ nặng – nhẹ mà bệnh sẽ gây ảnh hưởng đến người bệnh theo các mức độ khác nhau, nhưng ở nghiêm trọng nhất, đái tháo đường cũng có thể gây nguy hiểm tới tính mạng con người.

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người coi thường căn bệnh mà này mà không chú ý tìm hiểu hoặc nghe truyền miệng mà có những hiểu lầm không đáng có, vô tình không cải thiện được mà còn khiến tình trạng bệnh trở nên xấu đi. Dưới đây là một số những hiểu lầm thường thấy của các bệnh nhân trong khi điều trị bệnh đái thao đường:

Kiêng hoàn toàn đồ ngọt khi mắc bệnh

Đây là một quan niệm sai lầm vô cùng phổ biến. Người mắc bệnh đái tháo đường luôn cho rằng mình bị dư thừa đường trong cơ thể, nên tuyệt đối kiêng không ăn đường hoặc những thực phẩm có chứa đường. Thực ra, đái tháo đường được gây ra bởi rất nhiều nguyên nhân khác như do gen di truyền, do lười vận động,…

Vì vậy, người bị mắc bệnh đái tháo đường hoàn toàn không phải kiêng đường 100%, mà chỉ cần bổ sung với lượng vừa phải, ít hơn thông thường, và tăng cường cung cấp chất xơ từ rau, và ăn nhiều các loại hạt, nên chú ý sử dụng dầu thực vậy,… Do đó, khi lượng đường trong máu tăng, người bệnh không nên có xu hướng đổ lỗi cho toàn bộ chế độ ăn uống của mình, từ đó khắt khe với bản thân, mà nên gặp bác sĩ để tìm ra nguyên nhân, có một chế độ ăn uống và một lối sống lành mạnh, phù hợp.

Chỉ sử dụng thuốc Đông y

Có rất nhiều người cho rằng, thuốc Tây là có hại và gây ra nhiều tác dụng phụ nên chỉ tin dùng thuốc Đông y. Trên thực tế, thuốc Đông y thường có xu hướng được quảng cáo rầm rộ và người bệnh khi mua thuốc thường không được lưu ý cụ thể về các tác dụng phụ nên đều cho rằng thuộc Đông y an toàn hơn. Trên thực tế, người bệnh dùng thuốc Tây đều đặn được nghiên cứu là đem lại nhiều kết cả khả quan trong việc điều trị hơn so với người điều trị Đông y.

Chỉ tiêm insulin khi bệnh đã quá nặng hoặc hết thuốc chữa

Việc tiêm isulin theo khoa học không hề mang ý nghĩa tiêu cực đến thế, isulin giúp cân bằng lượng đường trong máu, và cần bổ sung isulin khi tụy không còn tiết ra được đủ lượng mà cơ thể cần dùng. Nếu tình trạng bệnh của người bị bệnh tiểu đường có nặng hơn thì hoàn toàn là do biến chứng của bệnh hoặc điều trị sai cách, việc tiêm isulin không phải là một tác nhân gây ra vấn đề này.