Bệnh tiểu đường hiện nay là một căn bệnh không quá xa lạ đối với mọi người. Tuy nhiên, để giảm thiểu tối đa những tác hại mà căn bệnh này gây ra là một điều không phải dễ. Nhiều bệnh nhân mắc căn bệnh này hiện nay thường mắc vào một vòng luẩn quẩn khi không được hướng dẫn đúng cách về chế độ ăn uống. Chính vì vậy, các bệnh nhân có những hiện tượng như mỏi mệt, thiếu chất. Trong bài viết hôm nay, chúng tôi xin đưa ra những thực phẩm nên ăn và không nên ăn khi mắc căn bệnh tiểu đường này.

Những thực phẩm không nên ăn

Để có thể hạn chế tối thiểu những biến chứng và tác hại mà bệnh tiểu đường gây ra, bệnh nhân cần giảm thiểu tối đa những thức ăn như sau:

●      Những sản phẩm từ động vật như thịt, sữa,...

●      Những sản phẩm đóng gói sẵn, được tinh chế, chế biến sẵn như muối tinh luyện, đồ hộp, đường, dầu ăn,...

●      Thức ăn nhiều phụ gia và gia vị.

●      Thức ăn chiên xào, nấu chín quá kỹ.

●      Những chất kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá,...

Thực phẩm nên ăn và phù hợp với người bệnh tiểu đường

Để đảm bảo được sức khỏe và giúp bệnh có những tiến triển tốt, người bệnh cần chú ý đến chế độ ăn uống và đảm bảo những yêu cầu của bác sĩ khi sử dụng. Những thực phẩm đầy đủ các chất dinh dưỡng như chất béo, khoáng chất, vitamin, chất đạm, chất đường bột,... Đồng thời việc sử dụng những thực phẩm giúp người bệnh làm sạch máu, thanh lọc cơ thể và phục hồi thành các thành mạch máu sẽ giúp cho bệnh nhân cảm thấy tốt và dễ chịu hơn.

Trái cây chính là một nguồn thức ăn rất hữu ích cho những ai bị tiểu đường. Những trái cây tươi như nho, táo, thanh long, kiwi,... có khả năng cung cấp chất dinh dưỡng như vitamin, chất xơ, nước và chất đường fructose. Loại đường này không khiến người bệnh tăng đường huyết. Những loại trái cây này nên được sử dụng khi đói và có thể thay thế hoàn toàn cho bữa sáng.

Bên cạnh trái cây, việc cung cấp rau củ tươi sạch cũng là rất cần thiết. Như chúng ta đã biết, rau củ quả có chức năng cung cấp cho con người những chất cần thiết như chất xơ, khoáng chất, vitamin,... và chứa rất ít đường bột và chất béo. Đặc biệt hơn đó là việc nạp thêm rau củ giúp cơ thể được cung cấp các dược tính kháng viêm.

Ngoài ra, các loại hạt như hạnh nhân, hạt điều, óc chó,... hay các loại đậu như đậu đỏ, đậu xanh, đậu đen,... đều là những thực phẩm cần thiết trong việc điều trị bệnh tiểu đường.

Tiểu đường là một loại bệnh có nguyên nhân từ lối sống, chế độ ăn uống sai cách. Do vậy, để hạn chế tối đa những ảnh hưởng của căn bệnh này, bạn cần xây dựng những thói quen lành mạnh, điều trị một cách có khoa học để mang đến những hiệu quả tích cực nhất.