Chỉ số đường huyết rất quan trọng với người mắc bệnh tiểu đường. Khi thấy đường huyết tăng cao cần nhanh chóng điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt để ổn định chỉ số này.

Dấu hiệu nhận biết đường huyết tăng

Đối với người bị tiểu đường, ngoài việc đo chỉ số đường huyết bằng máy thì quan sát các biểu hiện của cơ thể cũng có thể giúp bạn xác định đường huyết của mình đang ở mức cao hay thấp. Một vài dấu hiệu nhận biết chỉ số đường huyết đang tăng cao dành cho bệnh nhân đái tháo đường như sau:

-    Lượng đường có trong nước tiểu cao hơn bình thường
-    Luôn có cảm giác buồn tiểu, muốn đi tiểu
-    Khát nước dù mới uống xong
-    Chỉ số đường trong máu cao

Đường huyết tăng cao phải làm sao?

Khi thấy cơ thể có những dấu hiệu của đường huyết tăng cao, bệnh nhân cần nhanh chóng dùng máy kiểm tra sau đó báo cáo lại ngay với bác sĩ điều trị. Một vài cách xử lý mà người bị đường huyết tăng cao có thể tham khảo:

-    Uống nhiều nước

Dù là bệnh nhân đái tháo đường hay người bình thường thì việc uống nhiều nước là rất có lợi. Cung cấp đủ nước sẽ giúp cơ thể loại bỏ được phần đường dư thừa rồi đào thải theo đường nước tiểu ra bên ngoài.

-    Vận động thường xuyên

Theo các bác sĩ, người bị đường huyết tăng cao nên vận động thường xuyên. Mặc dù vận động tốt cho sức khỏe tuy nhiên không phải bài tập nào cũng phù hợp. Do đó, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi tập để đạt hiệu quả tối đa.

-    Thay đổi chế độ ăn uống

Như đã chia sẻ, chế độ ăn uống quyết định phần lớn đến tình trạng bệnh của người bị tiểu đường. Nếu thấy đường huyết tăng cao, việc trước tiên cần làm là rà soát lại chế độ ăn từ đó loại bỏ các loại đồ ăn, thức uống có thể làm đường huyết tăng.
Tham khảo ý kiến của bác sĩ để điều chỉnh loại thực phẩm, số lượng thực phẩm cũng như cách chế biến để có thực đơn tốt cho sức khỏe nhất.

-    Thay đổi toa thuốc

Trong 1 số trường hợp đặc biệt, bác sĩ có thể yêu cầu thay đổi toa thuốc về số lượng, thời gian uống, tần suất uống hoặc loại thuốc mà bạn đang sử dụng. Trong quá trình điều trị, người bệnh tiểu đường tuyệt đối không được tự ý thay đổi thuốc nếu chưa có sự đồng ý của bác sĩ điều trị.

Khi thấy cơ thể xuất hiện thêm các triệu chứng như bị tiêu chảy, nôn mửa, sốt hơn 24h, đường huyết tăng cao dù đã uống thuốc kiểm soát, không giữ được chỉ số đường trong máu… thì bạn lập tức đến ngay cơ quan y tế gần nhất để được kiểm tra và điều trị nhé.