Biến chứng mắt do bệnh tiểu đường.
Khi đường huyết tăng cao sẽ làm tổn thương đến hệ thống mao mạch ở đáy mắt và gây ra các bệnh võng mạc tiểu đường. Việc này dần dần sẽ làm suy giảm thị thực của người bệnh, nghiêm trọng hơn là nó có thể dẫn đến mù lòa. Ngoài ra thì tiểu đường cũng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh khác về mắt như đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp, phù hoàng điểm.

 


Cách phòng ngừa: Bệnh nhân phải kiểm soát tố lượng đường huyết và nên khám mắt tối thiểu 1 lần / năm. Nếu có các dấu hiệu như: thị lực giảm đột ngột, nhìn mờ đi, có cảm giác như ruồi đang bay trước mắt hay ấn vào quầng mắt mà thấy đau, nhức….thì phải ngay lập tức đi khám để có phương pháp điều trị kịp thời.

 


Các vấn đề về tim mạch.
Theo các thống kê hiện nay có trên 65% các ca tử vong của người bệnh tiểu đường là do bệnh tim và do đột quỵ. Các biến chứng về tim mạch là điều khó tránh khỏi với các bệnh nhân tiểu đường do họ dễ bị cao huyết áp, xơ cứng động mạch và nhổi máu cơ tim hay tai biến mạch máu não. Các hệ lụy này sẽ gây ra các di chứng như liệt hoặc tử vong cho các bệnh nhân tiểu đường.
Cách phòng ngừa:  tốt nhất là phải kiểm soát được các chỉ số đường máu, mỡ máu và huyết áp trong giới hạn và phải kết hợp với chế độ ăn uống và tập thể dục khoa học điều độ.

 

bệnh tiểu đường


Bệnh thần kinh tiểu đường.
Đây là một biến chứng rất phổ biến và thường xảy ra sớm nhất với người bệnh tiểu đường. Biến chứng này bao gồm:
- Bệnh thần kinh ngoại biên: ảnh hưởng trực tiếp đến các dây thần kinh cảm nhận: nóng, lạnh, đau…và các dây thần kinh kiểm soát vận động, di chuyển cơ bắp. 
-Bệnh thần kinh tự chủ: nó gây ra các ảnh hưởng đến các dây thần kinh kiểm soát các hoạt động tự chủ như nhịp tim, nhịp thở hay tuyến tiết mồ hôi, tiết dich….
Cách phòng ngừa: Ngoài việc phải kiểm soát tốt lượng đường huyết, vệ sinh chăm sóc bàn chân đúng cách. Thì chúng ta cần bổ sung thêm các chế phẩm có chưa axit alpha lipoic (ALA) vì đây là chất chống oxy hóa mạnh rất có lợi cho các mô thần kinh để hỗ trợ điều trị đây cũng được coi là 1 giải pháp mang lại hiệu quả cao.


Bệnh thận do tiểu đường.
Khi lượng đường huyết tăng cao sẽ gây ra các tổn thương đến các vi mạch máu nhỏ tại thận và làm suy giảm chức năng lọc cũng như bài tiết của thận. Thận sẽ phải làm việc nặng hơn và dẫn đến suy thận khó phục hồi.
Cách phòng ngừa: Phải luôn đảm bảo được mức đường huyết và huyết áp ở mức cho phép đồng thời có chế độ ăn uống giảm muối, giảm đạm. Những bệnh nhân tiểu đường type 1,2 trên 5 năm cần phải làm xét nghiệm microabumin trong nước tiểu để có thể phát hiện sớm được các tổn thương ở thận ít nhất 1 lần / năm.


Biến chứng nhiễm trùng của bệnh tiểu đường.
Khi đường trong máu cao sẽ là môi trường để vi khuẩn phát triển đồng thời sẽ làm suy yếu hệ miễn dịch của cơ thể. Do đó mà họ rất dễ bị nhiễm trùng: nhiễm trùng răng miệng, nhiễm trùng đường tiết liệu, sinh dục, các vết loét cũng rất lâu lành…Tình trạng này thường kéo dài và rất khó điều trị.
Cách phòng ngừa: Luôn phải đảm bảo lượng đường huyết trong giới hạn cho phép và phải giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ đặc biệt là tại các vùng dễ bị nhiễm khuẩn như răng miệng, sinh dục, tiết niệu.


Nếu gặp bất cứ dấu hiệu nào như: sốt, dịch âm đạo có mùi khó chịu. đau khi đi tiểu, hay nước tiểu đục có máu và mùi hôi hoặc đơn giản là vết thương lâu lành…thì người bệnh cần phải trao đổi ngay với bác sĩ điều trị của mình.
Ngoài ra thì việc đường huyết tăng cao còn làm ảnh hưởng đến các cơ quan khác như xương khớp, não hay các bệnh về da…