Tiểu đường nếu không điều trị kịp thời rất dễ sinh ra các biến chứng nguy hiểm đặc biệt là ảnh hưởng đến bàn chân, thậm chí có thể phải cặt cụt chi, tàn phế.

Trong bài viết này, hãy cùng nhau tìm hiểu về biến chứng bàn chân trong bệnh đái tháo đường nhé.

Tác động của bệnh tiểu đường đến bàn chân

Như chúng ta đã biết, tiểu đường tác động trực tiếp đến hệ thần kinh, gây tổn thương và dẫn đến rối loạn thần kinh dinh dưỡng, cảm giác. Thời gian đầu bị biến chứng, người bệnh sẽ có cảm giác chân tê rần, bỏng rát sau đó kèm thêm tnfh trạng đau, nóng lạnh thất thường và khó khăn trong việc di chuyển.

Nếu bệnh trở nặng, các vết chai trên chân sẽ bị lở loét, mất cảm giác đau nên người bệnh khó phát hiện từ đó dẫn tới tình trạng nhiễm trùng, nguy hiêm hơn là viêm xương và gây biến dạng.

Ngoài ra, tiểu đường còn tác động gây ra xơ vữa động mạch. Khi mạch máu bị xơ vữa thì tỉ lệ máu di chuyển đến bàn chân bị giảm đi không ít, gây nên tình trạng nhiễm trùng thậm chí hoại tử ở bàn chân.

Những vấn đề thường gặp ở bàn chân của người bị tiểu đường

-    Nấm da

Bệnh dễ gặp nhất đối với người mắc đái tháo đường là nấm da chân. Khi hệ miễn dịch trong cơ thể bị suy giảm thì các tác nhân gây nấm sẽ rất dễ xâm nhập nhất là ở các nơi thường xuyên ẩm ướt như chân, tay. Nấm sẽ làm cho da bạn trở nên đỏ, ngứa và thậm chí có thể gây nứt da dẫn tới bội nhiễm.

-    Nấm móng

Người mắc tiểu đường cũng rất hay bị nấm móng. Biểu hiện nhận biết căn bệnh này là móng chân có dấu hiệu bị nứt và bở, dễ bóc ra khỏi ngón chân. Đối với những người thường xuyên đi giày còn có thể gây ra mùi hôi thối, nấm móng phát triển mạnh khiến bạn khó chữa lành.

-    Các vết chai

Việc thay đổi vị trí chịu áp lực khiến các vùng trên bàn chân xuất hiện các vết chai. Lâu ngày, các vi khuẩn sẽ tấn công vào vết chai hình thành nên các tổn thương khiến da chân bị nhiễm trùng, chảy mủ… Nếu không chữa kịp thời rất dễ bị hoại tử.

-    Loét da

Theo các chuyên gia, những người mắc bệnh tiểu đường thì thời gian chữa lành vết thương thường rất lâu. Các tổn thương trên da dễ hình thành vết loét. Để khắc phục tình trạng này, bạn có thể sử dụng kháng sinh, áp dụng các biện pháp nhằm phòng ngừa vết loét tái phát. Tham khảo ý kiến bác sĩ để việc điều trị đạt được kết quả như mong muốn.

Đối với người mắc bệnh, cần thăm khám theo đúng lịch để kịp thời phát hiện ra những biến chứng trước khi chuyển biến nặng.