Bệnh tiểu đường là gì?

 

- Bệnh tiểu đường hay còn gọi là bệnh đái tháo đường, là dạng bệnh rối loạn chuyển hoá chất đường trong cơ thể khi tuyến tuỵ không tự sản xuất được insulin hoặc có sản xuất nhưng không hoạt động bình thường.

- Insulin là loại hormone giúp hộ tống đường trong máu đi nuôi tế bào trong cơ thể.

 

Trieu-chung-benh-tieu-duong-la-gi-de-phat-hien-khong.jpg

Bệnh tiểu đường, căn bệnh nguy hiểm âm thầm phá hoại sức khoẻ của chúng ta và khó nhận biết.

 

Có mấy dạng bệnh tiểu đường

 

Bệnh tiểu đường được chia làm 3 dạng.

Bệnh tiểu đường Type 1: Phụ thuộc hoàn toàn vào insulin đến suốt đời.

Đối tượng thường mắc bệnh là trẻ em, thanh thiếu niên và người dưới 40 tuổi hoặc tiểu sử có người mắc bệnh tiểu đường.

Bệnh tiểu đường Type 2: Ít hoặc không phụ thuộc vào Insulin

Bệnh thường xuất hiện ở những người sau 40 tuổi, người có chế độ ăn uống không hợp lý, thừa cân hoặc thiếu các hoạt động về thể chất…

Bệnh tiểu đường thai kỳ

Xuất hiện ở phụ nữ mang thai từ 24-28 tuần

Sau sinh bệnh sẽ tự khởi nhưng  có thể gặp biến chứng nguy hiểm, hoặc chuyển sang tình trạng bị tiểu đường type 1 hoặc type 2 nếu không điều trị đúng cách.

 

Những biến chứng của bệnh tiểu đường

 

Khi người bệnh tiểu đường trong thời gian dai dễ có nguy có biến chứng nặng ảnh hướng đén các cơ quan khác trên cơ thể như: tim, thận, mắt, thần kinh, da.

Ở mắt những biến chứng từ bệnh tiểu đường là làm giảm thị lực, tăng nhãn áp, đục thuỷ tinh thể, võng mạc tiểu đượng hoặc phù hoàng điểm.

Các vấn đề về tim mạch, cao huyết áp và đột quỵ là những biến chứng nguy hiểm nhất. Biến chứng từ bệnh tiểu đường còn giàm giảm chức năng lọc, bài tiết của thận, nặng hơn là dẫn đến suy thận không hồi phục.


 

nhung-bien-chung-nguy-hiem-cua-benh-tieu-duong.png

Bệnh tiểu đường nếu không điều trị kịp thời sẽ dễ dẫn đến những biến chứng khó lường và nguy hiêm

 

Đường trong máu cao là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, đồng thời làm suy yếu hệ miễn dịch của cơ thể. Vì vậy, rất dễ bị nhiễm trùng, như nhiễm trùng răng lợi, tiết niệu hay sinh dục, vết loét lâu liền… Tình trạng viêm nhiễm thường kéo dài, dai dẳng và khó điều trị.

Ngoài ra còn một số biến chứng khác như hạ đường huyết, hôn mê do tăng đường huyết hoặc suy giảm trí nhớ.

 

Dấu hiệu nhận biết của bệnh tiểu đường?

 

Bạn nên chú ý đến 16 yếu tố sau đây nhé, nếu bạn “Đạt” quá nhiều triệu chứng bên dưới thì việc đầu tiên bạn nên làm là đi khám bác sĩ ngay nhé!

dai thao duonga.png

Ảnh minh hoạ

1. Bị béo lên thời gian gần đây

2. Ăn rất nhiều nhưng vẫn gầy đi

3. Thèm ăn, có thể ăn bao nhiêu cũng được

4. Bất ngờ thèm ăn đồ ngọt

5. Hay khát nước

6. Đi tiểu nhiều, lượng nước tiểu nhiều

7. Nước tiểu có mùi

8. Khó đi tiểu, đi xong vẫn cảm thấy buồn tiểu

9. Chân tay bị tê, ngứa  

10. Cảm thấy thị lực kém đi  

11. Bị xây xẩm khi đứng lên

12. Không cảm thấy đau khi bị bỏng nhẹ hay bị thương nhẹ

13. Mệt mỏi toàn thân

14. Chân bị căng, phù, nặng nề

15. Dễ mệt mỏi

16. Da ngứa, thô ráp

Phần lớn những triệu chứng trên đều có thể thấy ở bất cứ người nào, chính vì điều làm khá nhiều người phớt lờ và chủ quan, từ đó bệnh cứ phát triển âm thầm cho đến khi trở nặng thì người bệnh mới nhận ra. Vì vậy điều quan trọng bạn cần làm ngoài việc ăn uống điều độ, tập thể lực thường xuyên thì việc đi kiểm tra định kỳ là điều hết sức cần thiết.

 

Những thực phẩm người bệnh tiểu đường không nên ăn.

  • Thực phẩm được chế biến ở nhiệt độ cao như xào, chiên, đặc biệt là chiên giòn.

  • Các loại thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm đóng hộp.

  • Đồ ngọt như: Đường, mía, tất cả các loại sữa chế biến, cà phê, kẹo, đá chanh, trái cây đóng hộp, nước quả ép, kẹo, mứt, chè, mỡ.

  • Hạn chế ăn cơm, mì xào, hủ tiếu, bánh canh, bánh mì, các loại khoai ( khoai lang, khoai mì…), bánh bích qui, trái cây ngọt, trứng.

  • Không ăn mặn

  • Hạn chế uống rượu, hút thuốc vì có thể thúc đẩy hạ đường huyết trên bệnh nhân đang điều trị với thuốc hạ đường huyết.

Chú ý : Bệnh nhân tiểu đường chỉ nên hạn chế các loại sữa chế biến còn sữa tươi nguyên chất không đường thì lại rất tốt vì sữa là thức ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng, dễ tiêu, nhiều protein và các acid amin cần thiết, nên rất tốt cho bệnh nhân.

Với những thông tin hữu ích trên hy vọng bạn sẽ có một kế hoạch chăm sóc sức khoẻ cho mình để phòng ngừa căn bệnh này một cách hiệu quả.