Như chúng ta đã biết, tiểu đường là một trong những căn bệnh nguy hiểm nhất hiện nay. Bệnh diễn tiến âm thầm và lặng lẽ không có quá nhiều biểu hiện ra bên ngoài, khi cơ thể xuất hiện triệu chứng rõ rệt thì lúc đó bệnh đã ở giai đoạn nặng.

Bênh tiểu đường nếu không được thăm khám và có phác đồ điều trị kịp thời sẽ dẫn tới các biến chứng nguy hiêm như đột quỵ, mù lòa, phải cắt cụt chân, tay…

Chính vì thế, việc phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm là vô cùng quan trọng. Vậy chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc tiểu đường?

Các chỉ số liên quan đến bệnh tiểu đường

-    Lượng đường trong máu
Chỉ số đường huyết là con số phản ánh rõ nhất tình trạng bệnh của bạn. Nếu chỉ số này ở mức dưới 108 mg/dl trước bữa ăn và 140 mg/dl 2 giờ sau ăn thì người đó không bị tiểu đường.

Nếu con số dao động từ 108 – 125mg/dl trước bữa ăn, 2 giờ sau khi ăn tăng nhẹ trong khoảng 140 – 199mg/dl thì đó là dấu hiệu của tiền đái tháo đường.

Chỉ số đường huyết đo trước  bữa ăn và sau khi ăn 2 giờ đồng hồ đạt trên 200mg/dl thì đó là biểu hiện cho thấy bạn có thể mắc tiểu đường type 1, type 2.

-    Chỉ số GI

Chỉ số GI hay còn được biết đến là chỉ số đường huyết của thực phẩm. Bệnh nhân mắc tiểu đường cần lưu ý kỹ chỉ số này. Những thực phẩm có GI cao thì có nghĩa nó sẽ làm cho đường huyết tăng nhanh và ngược lại.
Bệnh nhân mắc tiểu đường được khuyên nên sử dụng thực phẩm có chỉ số GI dưới 55. Tránh ăn thực phẩm có chỉ số GI trên 70.
Một số loại thực phẩm có GI thấp như: đậu xanh, bún, khoai lang, rau cải, cà chua, cà rốt, đào, cam, nho tươi, xoài, bưởi…

-    Chỉ số HbA1c

Đây là chỉ số phản ánh mối quan hệ mật thiết giữa hồng cầu trong đường. Lượng đường trong máu càng cao thì hồng cầu gắn đường cũng vì thế mà tăng theo. Đây là lí do mà người mắc tiểu đường thường phải làm xét nghiệm chỉ số HbA1c 3 – 6 tháng/lần.

Người có chỉ số này cao trên 7% thì có nghĩa tình trạng bệnh đang chuyển biến nặng. Chỉ số càng thấp thì nguy cơ biến chứng càng giảm.

Trên đây là 3 chỉ số quan trọng mà bệnh nhân mắc tiểu đường cần nắm chắc. Đối với người ở giai đoạn tiền đái tháo đường, cần kiểm soát tốt chế độ ăn uống, sinh hoạt để tránh bệnh diễn biến thành tiểu đường type 1, type 2.