Chỉ tiêu đánh giá tình trạng bệnh của bệnh nhân bệnh tiểu đường.

 

Ở mỗi quốc gia con số này sẽ khác nhau, tài liệu dưới đây là cơ sở chi tiêu đánh giá trạng thái bệnh tại Nhật Bản - nơi sinh ra phương pháp điều trị bệnh hiệu quả từ 5-ALA.

Phương pháp chẩn đoán có 2 cách như dưới đây. Dựa vào kết quả chẩn đoán để đánh giá xem có phải là bệnh tiểu đường hay không. Cả 2 cách chẩn đoán này đều chỉ cần 1 lần lấy máu.

 

1. Chẩn đoán dựa trên chỉ số đường huyết khi đói

  Bệnh nhân sẽ được lấy mau khi nhịn ăn trước bữa ăn gần nhất 10-14 tiếng. Chỉ số đường huyết tại thời điểm đó sẽ được xét dựa trên bảng bên dưới.

 

Tình trạng

Bình thường

Giá trị cao hơn bình thường

Mức giới hạn

Bệnh tiểu đường

Chỉ số đường huyết

 100mg/dl

100~109mg/dl

110~125mg/dl

126mg/dl

 

Thông thường chỉ số đường huyết khi dùng cách này sẽ không cao, nhưng nếu bệnh nhân nào dugnf cách này mà chỉ số đường huyết vẫn cao thì khả năng mắc bệnh tiểu đường rất cao.    

Lưu ý rằng: phương pháp này kết quả trả về thực sự không hoàn toàn chính xác vì nó chỉ biểu thị cho chỉ số đường huyết tại thời điểm đó.

 

2.  Xét nghiệm HbA1c (Hemoglobin A1c)

   Xét nghiệm tỷ lệ HbA1c trong máu biểu thị rõ hơn tình trạng bệnh của bệnh nhân, kết quả tra về là giá trị trung bình cho khoản 2-3 tháng trước đó.

Tình trạng

Bình thường

Giá trị cao hơn bình thường

Mức giới hạn

Bệnh tiểu đường

HbA1c

≤5.6%

≥5.6% và ≤ 6.0%

≥6.0%và ≤ 6.5%

≥ 6.5%


 

Xét nghiệm HbA1c có nhiều lợi ích hơn phương pháp đo chỉ số đường huyết.

 

  • Người bệnh không cần phải nhịn ăn, đảm bảo sức khoẻ.
  • Biểu thị rõ ràng hơn về nguy cơ có mắc bệnh hay không và ở mức độ nào.
  • Ít biến động hằng ngày so với chỉ số đường huyết.
  • Dễ dàng kiểm tra với mẫu máu gần như không bị đau.

 

Dù phương pháp này tốt hơn nhưng thông thường các bác sĩ vẫn dựa trên cả 2 phương pháp để chuẩn đoán bệnh cho bệnh nhân.

 

Bên dưới là ảnh minh hoạ quá trình kiểm tra và chuẩn đoán bệnh

 

 

 

Nếu người được kiểm tra có chỉ số đường huyết và kết quả xét nghiệm HbA1c đều nằm trong khoản mắc bệnh thì được chuẩn đoán là mắc bệnh tiểu đường. Nếu ở lần đầu 2 kết quả khác nhau thì cần phải xét nghiệm lại và cách lần đầu khoản 2 tháng để kết quả chính xác hơn.

Ngoài ra nếu khi xét nghiệm lần đầu, nếu bệnh nhân có có chỉ số đường huyết cao hơn mức tiêu chuẩn và kèm theo đó là những biểu hiện chung của bệnh tiểu đường thì được chuẩn đoán là mắc bệnh tiểu đường. (Xem thêm:  dấu hiệu bệnh tiểu đường)